Cá trê bơi ngửa - Loài cá độc đáo tới mức được người Ai Cập dùng hình ảnh làm bùa may mắn

Cụm từ "Cá bơi ngửa" vốn là một câu đùa khi có một chú cá nào đó đang hấp hối và chuẩn bị bơi về suối vàng. 

Theo mặt khoa học, khi chết cá sẽ mất khả năng duy trì trạng thái cân bằng và cơ thể chúng sẽ bị lật ngược. Vì vậy, nếu thấy cá bơi nghiêng hoặc ngửa bụng nổi lên là dấu hiệu chắc chắn của việc bị thương hoặc tử vong.

Tuy nhiên, bơi ngược lại là hành vi đặc trưng của một loài cá trê thuộc giống Synodontis có nguồn gốc từ lưu vực Congo.


Loài cá trê bơi ngửa tại sông Amazon.

Lý giải về việc bơi ngửa của loài cá này, các nhà khoa học cho rằng nước sông Amazon vốn thiếu oxy - việc xảy ra tự nhiên ở một số hệ thống sông, đặc biệt là những nơi có ánh sáng yếu và cây cối rậm rạp.

Một giả thuyết cho rằng cá bơi lộn ngược để kiếm mồi hiệu quả hơn. Loài cá này thường gặm cỏ ở mặt dưới của các cành cây và khúc gỗ ngập nước, và bơi lộn ngược khiến những khu vực này dễ tiếp cận hơn.

Cá trê ngửa bụng dành phần lớn cuộc đời mình để bơi ngửa. Lối sống này hiệu quả đến nỗi dù vẫn có thể bơi úp như cá thường thì chúng cũng không mấy khi lật người lại. Vì thế, đặc điểm cơ thể chúng cũng biến đổi theo. Cụ thể hơn, nếu các loài cá bơi úp thường có phần lưng tối màu rồi nhạt dần xuống phần bụng để dễ bề ngụy trang chống lại kẻ săn mồi từ phía trên, thì cá trê ngửa bụng lại có màu cơ thể ngược lại. Phần bụng cá có màu tối và càng về phần lưng, màu sắc sẽ càng nhạt dần.


Hình ảnh bùa chống đuối nước của người Ai Cập cổ đại.

Việc bắt mồi như ấu trùng côn trùng dưới nước cũng dễ dàng hơn khi tấn công trong tư thế ngửa bụng này. Bơi lộn ngược cũng giúp cá dễ dàng "hít thở" lớp nước giàu oxy mỏng có sẵn trên bề mặt.

Mặc dù mới được các nhà khoa học nghiên cứu trong khoảng 20 năm gần đây, nhưng sức ảnh hưởng và thói quen kì lạ của loài cá này đã khiến tổ tiên loài người chú ý từ rất nhiều thế kỉ trước.

Loài cá trê lộn ngược đã được chạm khắc vào các bức tường lăng mộ Ai Cập có niên đại 4000 năm. Mặt dây chuyền hình cá trê lộn ngược là một loại bùa phổ biến ở Ai Cập cổ đại, vì người ta cho rằng nó có tác dụng ngăn việc đuối nước.

Ngày nay, cá trê bơi ngửa có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nước ngọt hay tiệm cá cảnh nào. Nhiều người nuôi cá cảnh rất ưu ái chọn loại cá này thay vì cá dọn bể truyền thống. Điểm cộng khác ở cá trê bơi ngửa là ngay cả khi sổng ra ngoài tự nhiên, chúng cũng ít có cơ hội gây ra thảm họa sinh thái như một số loài động vật ngoại lai khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 17/05/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 15/05/2025
15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Đăng ngày: 15/05/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 12/05/2025
Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này

Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.

Đăng ngày: 11/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News