Cá voi "gián điệp" của Nga tái xuất ở Thuỵ Điển, giới khoa học bối rối
Một con cá voi beluga được cho là gián điệp Nga lần đầu tiên xuất hiện ở Na Uy cách đây 4 năm vừa tái xuất ở Thụy Điển, khiến các nhà khoa học bối rối.
Beluga xuất hiện lần đầu tiên trên vùng biển ngoài khơi Na Uy năm 2019. Khi đó, các ngư dân phát hiện con cá voi đeo dây đai có gắn camera và trên đó có dòng chữ "Thiết bị St. Petersburg", cho thấy nó có thể đến từ Nga. Một ngư dân đã báo cho Tổng cục Thủy sản Na Uy.
Con cá voi beluga trắng, cổ đeo đai, xuất hiện trên vùng biển Na Uy tháng 4/2019. (Ảnh: Reuters).
Jorgen Ree Wiig, một nhà sinh vật biển nói với CNN vào thời điểm đó, rằng các cơ quan chức năng Na Uy cho rằng con cá voi đến từ Nga và được Hải quân Nga huấn luyện để thực hiện các hoạt động quân sự trước đây.
Các nhà sinh vật học cho biết, cá voi beluga trước đây được sử dụng để bảo vệ các căn cứ hải quân, hỗ trợ thợ lặn và tìm thiết bị thất lạc. Trong Chiến tranh Lạnh, Nga được cho là đã sử dụng cá voi beluga để đánh hơi thủy lôi và ngư lôi.
Các nhà nghiên cứu cho biết, rõ ràng con cá voi đã được huấn luyện, vì nó chủ động tiếp cận tàu, ngoi đầu lên khỏi mặt nước và há miệng chờ được cho ăn như một phần thưởng. Không rõ bằng cách nào mà con cá voi đến được Na Uy. Một giả thuyết cho rằng có thể nó đã thoát khỏi chiếc lồng dưới biển.
Con cá voi được đặt tên là Hvaldimir. Giới chức Na Uy đã tháo chiếc vòng cổ của nó. Hvaldimir từng gây chú ý khi tìm được và trả lại chiếc điện thoại mà một phụ nữ làm rơi xuống nước.
Sau vài năm di chuyển xuống phía Nam Na Uy, cá voi beluga đã tăng tốc để nhanh chóng bơi hết bờ biển phía Nam và xuất hiện ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam Thụy Điển cuối tuần qua, báo Guardian đưa tin.
“Chúng tôi không biết tại sao nó lại tăng tốc nhanh như vậy", Sebastian Strand, nhà sinh vật biển của OneWhale, nói với Guardian. Ông nhấn mạnh rằng điều này thật khó hiểu vì con cá voi di chuyển rất nhanh khỏi môi trường tự nhiên của nó.
Những con cá voi beluga thường sống ở khu vực xa hơn về phía Bắc, ở Bắc Băng Dương, vùng nước lạnh phía Bắc Na Uy và xung quanh Greenland.
“Có thể do hormone thúc đẩy nó đi tìm bạn tình, hoặc có thể vì cô đơn. Cá beluga là một loài rất thích tương tác, nên nó có thể đang tìm những con cá voi beluga khác”, Strand giải thích.
Nga chưa bao giờ giải thích các bài báo nói rằng cá voi beluga có thể là gián điệp của họ.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
