Cá voi lưng gù trắng hiếm gặp bơi cùng đàn cá heo ở ngoài khơi Australia

Con cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) trắng xuất hiện hôm 21/4 ở ngoài khơi, cách làng Fingal Head tại bang New South Wales 500m.


Drone ghi hình cá voi lưng gù trắng. (Video: Brayden Blake)

Người đầu tiên phát hiện con cá voi trắng là Brayden Blake, 16 tuổi. Khi đang lướt sóng trên biển, Blake rơi khỏi ván và nghe thấy tiếng kêu của cá voi dưới nước. Sau khi quay trở lại bãi biển, Blake trông thấy con cá voi trắng gần như ngay lập tức và chạy về nhà để lấy drone gắn camera. Sau đó, cậu ghi hình con vật bơi cùng một đàn cá heo.

"Trước đây, tôi thường xuyên trông thấy cá voi lưng gù nhưng con cá này không giống chúng chút nào", Blake chia sẻ. "Mỗi lần ngoi lên mặt nước để thở, nó lại để lộ cơ thể màu trắng thay vì màu đen hoặc xám đậm như những con cá voi lưng gù khác. Con cá voi trắng biến mất sau khoảng 20 phút", Blake cho biết.

Cá thể mà Blake trông thấy rất giống con cá voi lưng gù bạch tạng Migaloo nổi tiếng, lần đầu xuất hiện ở Queensland, Australia năm 1981. Tuy nhiên, con cá voi mới nhỏ hơn Migaloo và có nhiều vệt màu xám trong khi Migaloo có màu trắng hoàn toàn. Vì vậy, một số chuyên gia nghi ngờ nhiều khả năng đây là con cá voi lưng gù trắng thứ hai từ cùng quần thể.


Mỗi lần ngoi lên mặt nước để thở, nó lại để lộ cơ thể màu trắng thay vì màu đen hoặc xám.

"Đây là lần đầu tiên tôi có thể nói tôi đang nhìn vào một con cá voi trắng khác ngoài Migaloo". Wally Franklin, nhà sinh thái học hải dương ở Đại học Southern Cross, Australia, chia sẻ. "Điều này vô cùng hiếm gặp".

Quan sát về con cá voi trắng thứ hai dấy lên suy đoán đó có thể là con của Migaloo hoặc họ hàng gần với nó. Quần thể cá voi lưng gù này di cư qua vùng biển Australia từ tháng 5 đến tháng 11 trước khi bơi về phía nam tới Nam Cực để ăn nhuyễn thể. Người dân thường bắt gặp Migaloo từ cuối tháng 6 đến tháng 11 gần như hàng năm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nghi ngờ con cá voi đực trẻ tuổi mới bắt đầu hành trình di cư. Đó là lý do nó xuất hiện ngoài khơi trong tháng 4.

"Thời gian quan sát rất phù hợp với một con cá voi trẻ bởi thời gian này là đầu mùa di cư", Franklin cho biết. Độ tuổi của con cá voi mới có thể ủng hộ giả thuyết đây là con trai của Migaloo bởi màu da trắng thường có tính di truyền. Nhiều khả năng nó sẽ xuất hiện lần nữa và có ảnh chụp rõ nét trước khi mùa di cư kết thúc, giúp hé lộ mối quan hệ giữa hai cá thể dựa trên hình dáng vây và đuôi.

Tuy nhiên, không phải mọi chuyên gia đều tin rằng con cá voi lưng gù trắng bơi gần Fingal Head có liên quan tới Migaloo. Lý do chính là lớp da trắng từng mảng của nó. Theo Vanessa Pirotta, nhà khoa học động vật hoang dã ở Đại học Macquarie, Australia, chuyên gia nghiên cứu động vật biển có vú, nó không phải là cá voi bạch tạng và hai con vật không liên quan tới nhau.

Màu trắng ở da cá voi có thể do hai hội chứng riêng biệt gây ra: bạch tạng và bạch thể. Migaloo mắc hội chứng bạch tạng, có nghĩa do di truyền, nó không thể tạo ra melanin, sắc tố chịu trách nhiệm cho màu da, lông và mắt. Chúng bạch tạng cũng có thể khiến động vật có mắt đỏ và ảnh hưởng tới thị lực của chúng. Tuy nhiên, con cá voi lưng gù màu trắng mới có nhiều mảng da xám, chứng tỏ nó mắc chứng bạch thể, hội chứng ảnh hưởng tới khả năng sản sinh melanin của các tế bào sắc tố riêng lẻ thay vì ngăn chặn mọi tế bào tạo ra sắc tố.

Chứng bạch tạng và bạch thể vô cùng hiếm gặp ở cá voi với tỷ lệ 1/10.000 ở cá voi lưng gù, theo Erich Hoyt, nghiên cứu sinh ở Tổ chức bảo tồn cá voi và cá heo (WDC) tại Anh. Ở các nhóm động vật khác, những hội chứng này có thể làm giảm đáng kể cơ hội sống sót của cá thể mắc bệnh. Cách duy nhất để xác định hai con vật có liên quan hay không là lấy mẫu vật di truyền như mô hoặc phân từ con cá voi trắng mới. Năm 2004, các nhà nghiên cứu đã thu được mẫu vật di truyền của Migaloo, theo Hiệp hội cá voi Thái Bình Dương, một tổ chức phi lợi nhuận ở Hawaii. Nếu có thể thu thập mẫu vật tương tự từ con cá voi lưng gù trắng mới, giới nghiên cứu sẽ rút ra được kết luận chính xác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cần thủ kéo lên con cá kỳ lạ với mắt lồi, dạ dày lòi ra khỏi miệng: Đây là hiện tượng gì?

Cần thủ kéo lên con cá kỳ lạ với mắt lồi, dạ dày lòi ra khỏi miệng: Đây là hiện tượng gì?

Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau về cá rô biển bị barotrauma

Đăng ngày: 29/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News