Cá voi sát thủ được trả tự do sau 50 năm giam cầm

Sau 5 thập kỷ sống trong bể thủy cung, cá voi sát thủ Lolita được trở về tự nhiên sẽ trải qua quãng đời còn lại giữa Thái Bình Dương.

Lolita, cá voi sát thủ già nhất trong môi trường nuôi nhốt, bị bắt từ vùng biển tây bắc Thái Bình khi mới chỉ 4 tuổi. Giờ đây, sau hơn 50 năm, Lolita chuẩn bị được thả về vùng biển quê hương. Trước mối quan tâm ngày càng tăng từ các tổ chức bảo vệ quyền động vật, thủy cung Miami nơi Lolita đang sống, hôm 30/3 thông báo kế hoạch thả con vật nặng hơn 2.260kg.

Cá voi sát thủ được trả tự do sau 50 năm giam cầm
Lolita đã biểu diễn ở thủy cung suốt nhiều năm. (Ảnh: Whidbey New Times)

Sau một thập kỷ biểu tình phản đối và kiện tụng, tổ chức phi lợi nhuận Friends of Toki cuối cùng ký thỏa thuận với thủy cung Miami về việc thả con cá voi sát thủ. Kế hoạch di chuyển Lolita sẽ nhận được hỗ trợ tài chính từ nhà hảo tâm Jim Irsay.

Dù việc di chuyển có thể diễn ra sau 24 tháng và tiêu tốn khoảng 20 triệu USD, theo kế hoạch hiện nay, Lolita sẽ quay trở lại vùng biển tây bắc Thái Bình Dương. Ban đầu, nó sẽ được chăm sóc bởi các nhà huấn luyện trong một khu bảo tồn khép kín. Tại đó, nó sẽ học cách đi săn và tăng cường cơ bắp để thích nghi tốt hơn với cuộc sống trong tự nhiên. Con cá voi sát thủ 57 tuổi đã ngừng biểu diễn vào năm ngoái và đang sống trong bể kích thước 24 x 11 m.

"Đây là một bước hướng tới khôi phục môi trường tự nhiên, sửa chữa những thứ chúng ta đã phá rối qua quá trình khai thác và phát triển", Howard Garrett, chủ tịch tổ chức Orca Network, chia sẻ. "Tôi nghĩ Lolita sẽ rất hào hứng và an tâm khi trở về nhà".

Thuộc loài cá voi sát thủ Southern resident, Lolita là thành viên của quần thể nguy cấp sinh sống ở vùng biển giữa Washington và Canada, vốn chỉ còn 73 cá thể. Chúng sụt giảm mạnh về số lượng trong thập niên 1960 và 1970, khi 45 cá thể, bao gồm Lolita, bị bắt và đem tới các công viên chủ đề trên khắp thế giới.

Bất chấp độ tuổi ấn tượng của Lolita, các chuyên gia cho rằng ở độ tuổi gần 100, mẹ nó là một trong vài con cá voi sát thủ còn bơi ở tây bắc Thái Bình Dương, thuộc đàn L. Điều đó khiến các nhà ủng hộ hy vọng Lolita có thể sống tự do thêm nhiều năm nữa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt làm ấm cả nước dưới đáy đại dương

Sóng nhiệt làm ấm cả nước dưới đáy đại dương

Một nghiên cứu mới cho thấy sóng nhiệt đang xảy ra dưới đáy các đại dương và để lại những tàn phá nặng nề.

Đăng ngày: 01/04/2023
Loài mực không chỉ bơi dưới biển mà còn có thể bay trên không trung

Loài mực không chỉ bơi dưới biển mà còn có thể bay trên không trung

Người ta biết chim có thể bay lượn tự do trên bầu trời nhưng ít ai biết loài mực dưới biển cũng có thể " bay". Đầu những năm 1890, một số người đã chứng kiến ​​cảnh mực "bay".

Đăng ngày: 31/03/2023
Cá mập trắng mang sẹo sau khi thoát khỏi 

Cá mập trắng mang sẹo sau khi thoát khỏi "sát thủ hàng loạt"

Nghiên cứu ảnh chụp năm 2017, chuyên gia phát hiện một con cá mập trắng có thể từng chạm trán cặp cá voi sát thủ chuyên ăn gan cá mập.

Đăng ngày: 30/03/2023
Lần đầu tiên ghi hình được cá mập miệng to bơi theo cặp

Lần đầu tiên ghi hình được cá mập miệng to bơi theo cặp

Cá mập miệng to đực, dài khoảng 3,7m, con lớn hơn dài 4,6m và chưa rõ giới tính, bơi cùng nhau với các giả thuyết chúng đang tán tỉnh hoặc kiếm ăn.

Đăng ngày: 29/03/2023
Cá mập hổ cát quý hiếm bị chặt mất đầu khi mắc cạn

Cá mập hổ cát quý hiếm bị chặt mất đầu khi mắc cạn

Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi trả lại đầu con cá mập hổ cát trôi dạt vào bờ biển Lepe ở Anh, khi đây là loài vật quý hiếm có thể phục vụ cho mục đích khoa học.

Đăng ngày: 23/03/2023
Poster phim

Poster phim "Nàng tiên cá" bị châm biếm vì sai kiến thức khoa học cơ bản

Hình poster để quảng bá cho bộ phim " Nàng tiên cá" phiên bản người đóng do hãng phim Disney sản xuất đã khiến nhiều nhà sinh vật học bức xúc vì sai trầm trọng kiến thức khoa học.

Đăng ngày: 20/03/2023
Chiêm ngưỡng loài động vật săn mồi kỳ lạ dưới biển sâu

Chiêm ngưỡng loài động vật săn mồi kỳ lạ dưới biển sâu

Vùng biển bờ Tây của Bắc Mỹ đang đứng trước nguy cơ trở thành vùng biển chết, và chỉ có thể được giải cứu nếu loài động vật ăn thịt này phục hồi.

Đăng ngày: 19/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News