Các bước cấy ghép não người
Bộ não con người được cho là có thể được cấy ghép với một cơ thể khác trong tương lai.
>>> Con người có thể sống chỉ với não, không cần cơ thể?
Tiến sĩ Robert White, giáo sư giải phẫu thần kinh thuộc Đại học Case Western Reserve ở Ohio, Mỹ tin rằng, hoạt động cấy ghép não người sẽ được thực hiện trong tương lai. Hiện nhiều cuộc thí nghiệm cấy ghép não đã thành công trên động vật bậc cao như khỉ. Não của loài này được giữ lại trong hộp sọ trước khi cấy ghép vào con khỉ mới.
Thật không may, tủy sống bị cắt đứt khi thực hiện ca phẫu thuật trên con người, não bộ chuyển giao không kiểm soát được hệ thần kinh trên cơ thể, vấn đề miễn dịch và loại bỏ mô cấy ghép cũng là vấn đề đáng lo ngại.
Những người liệt từ cổ trở xuống do tổn thương cột sống hy vọng một ngày nào đó các dây thần kinh trong cột sống của họ được nối lại.
Để thực hiện cuộc giải phẫu này, các nhà khoa học cần phải có cơ thể cấy ghép. Bệnh nhân cần cấy ghép bị liệt từ cổ trở xuống, phải đối mặt với hiện tượng suy đa cơ quan, trong thời gian ngắn họ sẽ chết. Cơ thể của người cho lấy từ một người đã chết do chấn thương não. Cơ thể họ duy trì hoạt động nhờ việc hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tim, duy trì sự sống.
Ảnh: pbs.org
Giáo sư White cho biết các công đoạn của quá trình cấy ghép gồm 11 bước là:
Thứ 1, đưa hai bệnh nhân vào phòng phẫu thuật đặc biệt, trang bị máy móc và thiết bị hỗ trợ cần thiết.
Thứ 2, hai nhóm bác sĩ phẫu thuật được đào tạo đặc biệt để nâng cao tay nghề. Hai bệnh nhân phẫu thuật cùng một lúc.
Thứ 3, cả hai bệnh nhân được trang bị một loạt các thiết bị theo dõi não, nhịp tim, huyết áp. Đo lường quan trọng nhất được thực hiện tại khu vực não.
Thứ 4, quá trình phẫu thuật thực hiện đầu tiên ở cổ. Một vết rạch vào các mô bao gồm cả da và cơ bắp. Giai đoạn này thành công khi giữ nguyên được động mạch và cột sống.
Thứ 5, các nhà khoa học sẽ tách rời đầu ra khỏi phần xương sống, làm lộ tủy sống và các lớp phủ của nó. Bác sỹ sẽ sử dụng các ốc vít gắn chặt xương sống với đầu tại thời điểm cấy ghép.
Thứ 6, bác sĩ phẫu thuật trên mạch máu, đây là phần nguy hiểm nhất do não chỉ có thể hoạt động trong thời gian rất ngắn nếu không được cung cấp máu đầy đủ. Chất chống đông máu tạm thời được cho vào mạch máu bệnh nhân làm cho quá trình nối mạch thực hiện liên tục.
Thứ 7, một loại máy hỗ trợ tuần hoàn não làm mát não rất nhanh, duy trì ở 12 độ C, giúp bảo vệ não hơn một giờ nếu lưu thông máu hoàn toàn chấm đứt.
Thứ 8, mạch máu được sắp xếp sao cho việc lưu thông máu truyền từ cơ thể người cho sang đầu của người nhận.
Thứ 9, các mạch máu và dây thần kinh giữa hai cơ thể nối lại với nhau. Tín hiệu thần kinh có thể trao đổi giữa não người nhận và cơ thể mới.
Thứ 10, các mô và da ở cổ được khâu lại. Bệnh nhân chuyển vào một môi trường chăm sóc tách biệt. Mối quan tâm lớn nhất trong thời gian này là vấn đề nhiễm trùng, loại bỏ mô cấy ghép, hỗ trợ tuần hoàn máu. Bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp thường xuyên và nuôi dưỡng bằng các biện pháp đặc biêt.
Bước cuối cùng là, khi ý thức bệnh nhân trở lại, bộ não của bệnh nhân hoạt động bình thường. Họ có thể nghe, nhìn, nếm, ngửi, suy nghĩ, và những ký ức của họ được bảo toàn nguyên vẹn.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm
Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa
Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?
Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày
Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.
