Các chuyên gia chế tạo thành công loại băng có thể uốn cong
Các chuyên gia chế tạo sợi băng có đường kính vài micromet với độ biến dạng đàn hồi cao, gần như uốn được thành vòng tròn mà không gãy.
Hầu hết băng rất cứng, giòn, dễ vỡ và khó uốn. Về lý thuyết, băng có độ biến dạng đàn hồi tối đa khoảng 14% - 16,2%. Nhưng thực tế, độ biến dạng đàn hồi lớn nhất từng đo được chưa đến 0,3%. Lý do là tinh thể băng có những khiếm khuyết cấu trúc làm tăng độ giòn.
Nhóm nghiên cứu của Limin Tong tại Đại học Chiết Giang tìm cách tạo ra băng với ít khiếm khuyết cấu trúc nhất có thể để tăng độ đàn hồi. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Science hôm 9/7.
Đầu tiên, họ dẫn hơi nước vào một buồng nhỏ duy trì ở mức nhiệt -50 độ C. Điện trường trong buồng hút các phân tử nước tới một chiếc kim làm bằng vonfram. Tại đó, chúng kết tinh để tạo nên những vi sợi có đường kính chỉ vài micromet.
Các nhà nghiên cứu khiến băng lạnh thêm bằng cách hạ nhiệt độ xuống trong khoảng từ -70 độ C đến -150 độ C. Tiếp theo, họ đo độ biến dạng đàn hồi của các sợi băng và phát hiện chúng đàn hồi hơn bất cứ cấu trúc băng nào khác từng được đo đạc, một số sợi thậm chí gần như có thể uốn thành vòng tròn. Tất cả chúng sau đó đều trở lại thành sợi thẳng.
"Trước đây, độ biến dạng đàn hồi lớn nhất của băng quan sát được qua thí nghiệm là khoảng 0,3%. Hiện tại, độ biến dạng đàn hồi của các vi sợi băng lên tới 10,9%, dễ uốn hơn nhiều so với bất cứ loại băng nào từng đo đạc", Tong cho biết.
Áp lực lên phần bị uốn cong của sợi có khả năng đã làm biến đổi băng.
Khi Tong cùng đồng nghiệp nghiên cứu kỹ các sợi băng, họ phát hiện dấu hiệu tồn tại của một dạng băng thứ hai đặc hơn dạng băng chiếm phần lớn các sợi. Áp lực lên phần bị uốn cong của sợi có khả năng đã làm biến đổi băng. Nhóm nghiên cứu cho biết, điều này có thể mở đường cho một cách thức mới để nghiên cứu sự chuyển pha ở băng.
Các vi sợi có độ trong suốt cực cao nên chúng có thể dùng cho việc truyền ánh sáng, nhưng những yêu cầu về nhiệt độ sẽ gây khó khăn lớn. Vì vậy, công dụng chính của chúng hiện nay là giúp nghiên cứu về vật lý băng ở quy mô nhỏ.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người
Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
