Các kiểu bơi kỳ lạ của tinh trùng

Việc theo dõi tinh trùng và các kiểu di chuyển kỳ lạ của nó đã giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về cơ chế bơi lội của tế bào đơn, với ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực dược phẩm.

Các chuyên gia đã tìm ra một kỹ thuật mới cho phép họ theo dõi chuyển động của hơn 1.500 tế bào tinh trùng bơi cùng lúc trong một không gian có thể tích khoảng 1/100mm. Dù lớn chưa bằng một giọt nước thông thường, nó là cả thế giới thu nhỏ của tế bào. Sau vài lần thí nghiệm, các kỹ sư của Đại học California tại Los Angeles (Mỹ) đã quan sát đến 24.000 tế bào tinh trùng, đủ để phân biệt những hành vi bất thường. Vậy hành vi của tinh trùng như thế nào thì bị liệt vào dạng bất thường?

Tinh trùng bình thường bơi theo hình chữ chi, nhưng 4 - 5% số tinh trùng trong cuộc nghiên cứu lại di chuyển theo hình xoắn ốc hết sức hoàn chỉnh, điều chưa từng được phát hiện trước đây. Trong số những tay bơi lội hoàn hảo như vậy, khoảng 90% bơi theo hình xoắn ốc thiên về bên phải, trong khi số 10% còn lại bên trái.

Các kiểu bơi kỳ lạ của tinh trùng
Phương pháp theo dõi mới giúp phát hiện những kiểu di chuyển mới của tinh trùng

Phương pháp quan sát tế bào mới cho phép các nhà nghiên cứu nhìn thấy được các đường di chuyển xoắn ốc của tế bào đơn, với đường kính không đến 1 nanomet. Những hành vi bất thường khác còn bao gồm đi loanh quanh với tốc độ nhanh gấp đôi tinh trùng bình thường, và bơi theo hình xoắn ốc cực rộng. Các chuyên gia phát hiện hầu hết các tinh trùng bơi bất thường trong thời gian ngắn trước khi quay lại cách di chuyển truyền thống. Nhưng họ chưa rõ điều gì đã khiến tinh trùng đổi kiểu bơi như vậy, theo báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences.

Cuộc do thám hoạt động của tinh trùng đã mở ra hướng nghiên cứu nhằm xác định sự ảnh hưởng của thuốc đối với một lượng lớn tế bào. Các nhà khoa học cũng có thể áp dụng kỹ thuật mới, vốn tạo nên hình ảnh giao thoa ánh sáng, để tìm hiểu về cơ chế bơi lội của các tế bào đơn lẻ có thể mang mầm bệnh trong nước uống. “Kỹ thuật giao thoa ánh sáng có thể đẩy nhanh các phát hiện về dược phẩm và chứng tỏ sự hữu dụng trong việc theo dõi những phương pháp điều trị đối với các căn bệnh do vi khuẩn hoặc vi trùng gây ra”, Leon Esterowitz, chuyên gia của Tổ chức Khoa học quốc gia (Mỹ), người theo dõi việc cấp quỹ cho nghiên cứu trên nhận xét. Để tạo ra hình ảnh giao thoa ánh sáng, nhóm chuyên gia dùng đèn LED xanh và đèn LED đỏ đặt ở góc 45 độ so với nhau. Họ cũng viết chương trình máy tính nhằm xử lý dữ liệu khổng lồ thu được từ thiết bị quan sát.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News