Các loài cá tiền sử khổng lồ vẫn sống đến nay
Những loài cá từng sống trong thời kỳ khủng long hàng chục triệu năm trước tưởng chừng đã tuyệt chủng vẫn đang tồn tại giữa tự nhiên.
Năm 1938, một mẫu vật tìm thấy tại Nam Phi đã chứng minh cá vây tay cổ không hề tuyệt chủng trong kỷ Phấn trắng cùng với khủng long. Thậm chí con cá vây tay bằng da bằng thịt này có thể thở. Mới đây, người ta cũng tìm thấy cá vây tay tại Indonesia vào năm 1999.
Cá tầm cũng sống từ khoảng đầu kỷ Jura. Con cá tầm lớn nhất có thể dài tới 6 mét, to như cá mập trắng lớn. Cá tầm ăn các loại động vật nhỏ dưới đáy biển, đặc biệt chúng lại không gây nguy hiểm trừ khi bị khiêu khích.
Đây là loài cá cổ nhất còn sống tới ngày nay ở vùng Nam nước Mỹ, phía Bắc và Đông Mexico và được cho rằng tồn tại từ kỷ Phấn trắng. Cá sấu mõm dài (cá sấu hỏa tiễn) có thể phát triển dài 4 mét và nặng 200kg. Chúng có cái mõm rất dài với hàm răng cực kì sắc nhọn, rất giỏi phục kích con mồi và đã từng cắn người.
Cá rồng thuộc nhóm cá cổ xưa Osteoglossids, tồn tại từ kỷ Jura. Ngày nay, chúng được tìm thấy ở Amazon, một vài nơi ở châu Phi, châu Á và Úc. Cá rồng là loài săn mồi phàm ăn, có thể ăn bất kỳ động vật nhỏ nào mà chúng bắt được bao gồm cả chim và dơi trong những lần nhảy lên khỏi mặt nước.
Cá mút đá Myxini đã tồn tại hơn 300 triệu năm sống ở vùng biển tương đối sâu. Chúng là loài động vật rất kỳ lạ, có một hộp sọ, 2 não và có nhiều cột sống. Loài cá này sản xuất chất nhầy để phá hủy mang của các loài cá săn mồi khác nên hầu như chúng không có kẻ thù tự nhiên.
Cá mập nhăn là một “di tích sống” có từ kỷ Phấn Trắng, khi khủng long thống trị hành tinh. Một con cá mập nhăn cái có thể phát triển tới 2 mét, con đực có thể lớn hơn. Chúng sống ở vùng nước rất sâu và thức ăn chủ yếu là loài mực. Loài cá mập nhăn hầu như không tấn công người.
Cá hải tượng có thể phát triển lên đến 4,5 mét, nhưng hầu hết chiều dài trung bình là 2 mét. Loài cá này cần phải thở bằng oxy lấy từ không khí, giống như cá voi để tồn tại. Chúng di chuyển khá chậm và thường ăn các loại cá nhỏ, động vật giáp xác hay bất kỳ loài động vật nhỏ nào có thể vừa với miệng nó. Hiện nay loài cá này rất khan hiếm.
Cá đao sống sót từ kỷ Phấn trắng và chúng có thể được tìm thấy trong các vùng nước mặn hay ở các con sông, kênh, rạch. Chúng có chiều dài 7 mét, với những chiếc “cưa” của chúng vừa là vũ khí vừa là cơ quan cảm giác giúp chúng cảm nhận được con mồi. Cá đao có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu bị khiêu khích.
Loài cá châu Phi Polypterus Senegalus này được gọi là “Cá chình khủng long” bởi vây lưng có răng cưa và ngoại hình giống loài khủng long. Chúng có khả năng sống không cần nước trong một thời gian cho đến khi vảy của chúng không còn ẩm nữa, điều này giúp chúng sau khi thoát ra khỏi biển có cơ hội tìm tới vùng nước tự do.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
