Các nhà khoa học Caribean biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe

Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribean năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.

Không lâu sau đó, những đống rong mơ xấu xí trôi dạt từ biển Sargasso đã phủ kín bờ biển khu vực. Ô nhiễm kết hợp với nước biển ấm hơn dẫn đến tăng đột biến số lượng rong mơ. Khi đám rong mơ phân hủy, chúng còn tỏa ra mùi vô cùng khó chịu.

Bà Legena Henry tại Đại học West Indies (Barbados) bổ sung: “Du lịch địa phương chịu thiệt hại nặng nề bởi rong biển, các khách sạn phải chi rất nhiều tiền để xử lý nó. Rong mơ gây ra khủng hoảng”.

Các nhà khoa học Caribean biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe
Rong mơ phủ kiến một bờ biển. (Ảnh: El País).

Rong mơ không chỉ ảnh hưởng đến ngành du lịch, nó còn đe dọa sức khỏe con người qua chất khí hydrogen sulphide chúng tỏa ra khi phân hủy. Ngoài ra, nhiều loài sinh vật địa phương cũng chịu tác động của đám rong mơ trên bờ biển.

Việc giải quyết đám rong mơ khổng lồ là bài toán khó với những hòn đảo du lịch nhỏ có nguồn lực hạn chế. Năm 2018, Thủ tướng Barbados khi đó, ông Mia Mottley tuyên bố rong mơ là tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Nhưng hiện nay, một nhóm nhà khoa học và nhà môi trường học Caribbe tiên phong kỳ vọng có thể xử lý vấn đề này qua việc chuyển rong mơ gây rắc rối thành nhiên liệu sinh học sinh lợi. Họ gần đây đã ra mắt phương tiện chạy bằng khí thiên nhiên nén. Nhiên liệu được tạo ra tại Đại học West Indies ở Barbados này cũng sử dụng cả nước thải từ nhà máy rượu, cùng phân loài cừu địa phương vốn có sinh vật kỵ khí quan trọng.

Đội ngũ nghiên cứu khẳng định mọi loại ô tô đều có thể chuyển sang sử dụng khí sinh học này nhờ quá trình lắp ráp đơn giản và không tốn kém kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ. Tổng chi phí dự kiến vào khoảng 2.500 USD.

Các nhà nghiên cứu ban đầu dự định dùng mía để tạo nhiên liệu sinh học giúp Barbados hướng đến mục tiêu phát thải bằng 0. Tuy nhiên, nhà sáng lập dự án Legena Henry cho biết mặc dù Barbados vẫn là một trong số ít hòn đảo còn trồng mía nhưng số lượng dường như chưa đủ cho mục tiêu của đội nghiên cứu.

Trong khi đó, rong mơ lại không bao giờ thiếu. Một trong những học sinh của bà Henry tại Đại học West Indies, Brittney McKenzie đã đề xuất ý tưởng sử dụng rong mơ làm nhiên liệu sinh học.

Cô sinh viên Brittney sau đó nhận nhiệm vụ thu thập rong từ bãi biển và lập một lò phản ứng sinh học mini để thực hiện nghiên cứu ban đầu. Brittney chia sẻ: “Chỉ trong 2 tuần, chúng tôi đã thu được kết quả khá tốt”.

Đội nghiên cứu đã đăng ký sở hữu trí tuệ cho công thức của họ và vào năm 2019 trình bày dự án với các nhà đầu tư tiềm năng bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ). Nhiều đơn vị đã cấp vốn cho dự án của họ, trong đó có tổ chức phi lợi nhuận Mỹ Blue Chip Foundation với 100.000 USD.

Dự án này còn là ví dụ cho thấy các quốc gia vùng Caribean đang nỗ lực tự xây dựng tương lai môi trường của họ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "quái vật ô nhiễm" từng thử nghiệm vũ khí sinh học

Là nơi thử nghiệm vũ khí sinh học mầm bệnh than trong Thế chiến II, đảo Gruinard ở Scotland bị bỏ hoang suốt nhiều thập kỷ.

Đăng ngày: 26/11/2024
Siêu núi lửa thức tỉnh có thể gây hỗn loạn toàn cầu

Siêu núi lửa thức tỉnh có thể gây hỗn loạn toàn cầu

Một siêu núi lửa khổng lồ ở Ý có nguy cơ phun trào trở lại. Các nhà khoa học đang gấp rút tìm hiểu liệu những dấu hiệu gần đây có dự báo một sự kiện thảm khốc sắp xảy ra hay không.

Đăng ngày: 26/11/2024
Núi Phú Sĩ lại

Núi Phú Sĩ lại "trần trụi" sau vài ngày có tuyết

Hình ảnh chụp từ vệ tinh hồi 9/11 của NASA cho thấy ngọn núi cao nhất Nhật Bản quay lại hiện trạng "trơ trọi" trước đó sau đợt tuyết thoáng qua ngày 6/11.

Đăng ngày: 22/11/2024
Chưa hết năm mà mùa bão 2024 đã đầy kỷ lục, cơn bão nào cũng như được

Chưa hết năm mà mùa bão 2024 đã đầy kỷ lục, cơn bão nào cũng như được "sạc nhanh"

Mới gần đến tháng cuối của năm nhưng mùa bão 2024 tính đến thời điểm này đã là một mùa bão khác thường với nhiều kỷ lục, nhiều điều "chưa từng có tiền lệ".

Đăng ngày: 22/11/2024
Chưa đầy một năm, núi lửa ở Iceland phun trào tới 7 lần

Chưa đầy một năm, núi lửa ở Iceland phun trào tới 7 lần

Cơ quan Khí tượng Iceland (IMO) cho biết sáng sớm 21/11 theo giờ Việt Nam, một ngọn núi lửa đã phun trào trên bán đảo Reykjanes, cách thủ đô Reykjavik khoảng 30km về phía Tây Nam.

Đăng ngày: 22/11/2024
Trung Quốc biến sa mạc rộng gấp 2 lần Thượng Hải, gây ám ảnh với cồn cát cao tới 60m thành ốc đảo xanh

Trung Quốc biến sa mạc rộng gấp 2 lần Thượng Hải, gây ám ảnh với cồn cát cao tới 60m thành ốc đảo xanh

Chỉ trong hơn 30 năm, người Trung Quốc đã phủ xanh hơn 3.200km2 của sa mạc này.

Đăng ngày: 22/11/2024
Trước khi phát minh ra dự báo thời tiết, người xưa đã dự đoán bão như thế nào?

Trước khi phát minh ra dự báo thời tiết, người xưa đã dự đoán bão như thế nào?

Người xưa không có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại như radar hay vệ tinh, nhưng qua sự tương tác sâu sắc với môi trường xung quanh, họ đã phát triển những cách dự đoán thời tiết đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 21/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News