Các nhà khoa học Đan Mạch ra mắt "từ điển" phiên dịch tiếng lợn

Các nhà khoa học theo dõi tiếng kêu của 411 con lợn trong thời gian dài để tìm ra điểm khác biệt và xác định cảm xúc tương ứng.


Lợn phát ra tiếng kêu khác nhau trong những tình huống tích cực và tiêu cực. (Ảnh: Depositphotos)

Hiểu được cảm xúc của động vật có thể giúp con người chăm sóc chúng tốt hơn. Elodie Briefer, nhà nghiên cứu hành vi động vật tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch), cùng các đồng nghiệp phát triển phương pháp mới giúp phiên dịch tiếng lợn kêu. Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 7/3.

Để xây dựng "từ điển" tiếng lợn, các nhà nghiên cứu đã ghi lại hơn 7.400 âm thanh từ 411 con lợn và theo dõi trải nghiệm sống của chúng từ khi sinh ra đến lúc chết. Nhóm nghiên cứu sau đó liên hệ các tiếng kêu khác nhau với những hoạt động và ngôn ngữ cơ thể của lợn.

Lợn có cảm xúc tích cực khi cho con bú, đoàn tụ với gia đình, âu yếm anh chị em cùng lứa và chạy nhảy tự do. Cảm xúc tiêu cực xuất hiện trong các tình huống như cô lập xã hội, đánh nhau, triệt sản và chờ đợi trong lò mổ.

"Có sự khác biệt rõ ràng trong tiếng lợn kêu khi chúng ta xem xét các tình huống tích cực và tiêu cực. Trong tình huống tích cực, tiếng kêu ngắn hơn rất nhiều với những dao động nhỏ về biên độ. Cụ thể, tiếng kêu bắt đầu ở mức cao và dần giảm xuống tần số thấp hơn. Bằng cách thiết lập một thuật toán để nhận ra những âm thanh này, chúng tôi có thể phân loại chính xác 92% tiếng kêu theo cảm xúc", Briefer cho biết.

Nghiên cứu mới nằm trong dự án SoundWel nhằm giúp các chuyên gia theo dõi và nâng cao sức khỏe của lợn bằng cách giảm căng thẳng, đồng thời khuyến khích những cảm xúc tích cực. Briefer cho biết, tiếp theo, họ có thể sẽ phát triển thuật toán thành một ứng dụng cho nông dân.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

"Trống cơm" là bài dân ca nổi tiếng mà ai cũng từng nghe. Trong bài này có câu "một bầy tang tình con xít, ớ mấy lội, lội, lội sông ớ mấy đi tìm em nhớ thương ai…”. Vậy con xít là con gì?

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News