Tại sao rắn ngâm trong rượu cả năm trời vẫn có thể sống dậy tấn công con người?

Những con rắn ngâm trong rượu vẫn còn sống vì một số sai lầm này.

Rượu rắn là một loại rượu đã có từ thời Tây Chu (năm 771 TCN) và theo đông y thì đây là một loại thuốc trị bệnh hiệu quả. Những quốc gia Đông Nam Á thường sử dụng phương thức ngâm xác chết của rắn (thường là rắn độc) với rượu gạo nồng độ cao để tạo ra loại rượu đặc biệt này.

Những con rắn sẽ được ngâm nguyên con với số lượng thường là số lẻ (tam xà tửu, ngũ xà tửu...) và điều tối quan trọng khi ngâm là không được để mất mật rắn. Sau khi ngâm một thời gian dài từ 1 đến vài năm thì có thể sử dụng rượu rắn.


Con rắn hổ mang chúa được ngâm khi vẫn còn sống

Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp hy hữu đã xảy ra ngay cả với những hũ rượu rắn được ngâm cả năm trời như trường hợp bị rắn... tấn công. Phải chăng con rắn đã ngâm rượu vẫn có thể sống lại và gây nguy hiểm cho con người.

Có thể kể đến một số trường hợp ghi nhận về tai nạn khó tin này như:

- Năm 2013, một người phụ nữ có tên Liu sống tại huyện Song Thành, tỉnh Hắc Long Giang bị một con rắn lục cắn dù nó đã được ngâm trong bình rượu Cao Lương gần 3 tháng (theo China Times). Người phụ nữ này đã được người nhà đưa đến bệnh viện kịp thời và may mắn thoát khỏi tay tử thần. Được biết, bà đã sử dụng loại rượu rắn này vì tin rằng nó có thể chữa bệnh cho mình.

- Tương tự, một trường hợp khác cũng ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc khi một người đàn ông bị một con rắn độc ngâm trong hũ rượu cắn vào tay khi lấy rượu cho con trai bị bệnh của mình uống vì tin có thể chữa được bệnh cho con. Không những thế 3 con rắn trong hũ vẫn còn sống dù chúng đã được ngâm trong rượu hơn 1 năm trời. May mắn nạn nhân đã sống sót khi được đưa tới bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Tại sao rắn ngâm trong rượu cả năm trời vẫn có thể sống dậy tấn công con người?
Rắn được dùng để ngâm rượu. (Ảnh: Pinterest).

- Năm 2001, một người đàn ông ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã không may mắn như hai trường hợp trên khi bị một con rắn lục cắn tử vong dù nó đã được ngâm rượu tới 1 năm (theo Feelguide).

Lý do rắn ngâm rượu hàng năm trời vẫn có thể sống lại và tấn công con người

Thông thường, người ngâm rượu rắn sẽ mổ bụng để lấy nội tạng của con rắn nên trong trường hợp này con rắn sẽ không thể sống được. Tuy nhiên nhiều người lại ngâm nguyên con rắn (gọi là ngâm toàn tính).

Đây là trường hợp rất dễ xảy ra nếu tự ý ngâm rượu khi không có kiến thức đúng, dưới đây là một video về một trường hợp như vậy khi một người ngâm rượu (nồng độ 35%) lúc con rắn vẫn còn sống.


Ngâm rượu rắn từ rắn lục

Theo bác sĩ, thầy thuốc nhân dân Trần Văn Bản, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội đông y Việt Nam cho biết, với cách ngâm toàn tính như vậy thì nọc rắn ở hai bên bành rắn (phần sát cổ) sẽ vẫn còn nguyên (theo Sức khỏe và Đời sống).

Ngoài ra theo trang Mirror, nhiều loài rắn có tập tính ngủ đông và nếu bình rượu không kín (có thể cung cấp oxy) thì những con rắn sẽ tự đưa mình vào trạng thái ngủ đông trong một thời gian dài. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều con rắn sống lại dù đã được ngâm trong rượu hơn 1 năm.

Là một động vật biến nhiệt, việc ngủ đông sẽ giúp rắn sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt như thiếu oxy, thức ăn, nguồn nước (nhất là vào mùa đông). Chúng sẽ chỉ thức giấc khi nhận các kích thích mới từ môi trường như khi nhiệt độ tăng lên.

Những loài rắn thường sử dụng để ngâm rượu thuốc và có tập tính ngủ đông như rắn cạp nia Bắc (tên khoa học: Bungarus multicinctus) hay các loại rắn lục Pit viper.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao người Trung Quốc xưa chuộng dùng ngọc để nhét kín hậu môn và cửu khiếu khi mai táng?

Tại sao người Trung Quốc xưa chuộng dùng ngọc để nhét kín hậu môn và cửu khiếu khi mai táng?

Người Trung Quốc xưa rất coi trọng việc dùng ngọc để mai táng người chết.

Đăng ngày: 04/03/2022
Vì sao côn trùng có thể là chìa khóa cho an ninh lương thực?

Vì sao côn trùng có thể là chìa khóa cho an ninh lương thực?

Chuyên gia tại Đại học Wageningen tin rằng việc bổ sung côn trùng vào chế độ ăn có thể giúp thế giới hướng đến một tương lai bền vững hơn.

Đăng ngày: 04/03/2022
Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm, dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?

Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm, dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?

Nhiều khi chúng ta luôn tự hỏi, tại sao chúng ta vẫn đang làm một điều gì đó bất chấp bạn hiểu rằng, kết quả thực tế không như mong đợi?

Đăng ngày: 03/03/2022
Tại sao cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, hướng về phía Mặt trời?

Tại sao cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, hướng về phía Mặt trời?

Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ vì tượng trưng cho màu của Mặt Trời, của sự sống, may mắn và hạnh phúc.

Đăng ngày: 03/03/2022
Bao nhiêu năm ăn mì gói, bạn có bao giờ thắc mắc vì sao sợi mì được làm uốn lượn như sóng không?

Bao nhiêu năm ăn mì gói, bạn có bao giờ thắc mắc vì sao sợi mì được làm uốn lượn như sóng không?

Là một thực phẩm quen thuộc, thậm chí nằm trong top tiêu thụ của người Việt, mì gói nói chung đã trở thành một “biểu tượng”.

Đăng ngày: 01/03/2022
Vì sao các danh tướng thời xưa

Vì sao các danh tướng thời xưa "bụng bia" chứ không phải sáu múi?

Nhiều người thắc mắc, tại sao võ tướng thường xuyên luyện tập cường độ cao trên sa trường, chiến đấu quanh năm mà bụng vẫn to, không rắn chắc hay sáu múi như phim ảnh miêu tả.

Đăng ngày: 01/03/2022
Tại sao hệ thống đường sắt ở Hoa Kỳ lại lạc hậu hơn nhiều quốc gia khác?

Tại sao hệ thống đường sắt ở Hoa Kỳ lại lạc hậu hơn nhiều quốc gia khác?

Những người mới đến Hoa Kỳ sẽ chọn di chuyển bằng máy bay, lái xe hoặc xe buýt và thực sự có rất ít người nghĩ đến việc tham gia một chuyến tham quan bằng xe lửa.

Đăng ngày: 26/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News