Các nhà khoa học lo sợ sông băng khổng lồ ở Nam Cực vỡ tan như "cửa sổ ô tô"
Các nhà khoa học lo sợ sông băng Thwaites ở Nam Cực đang bị rạn nứt và có thể dễ dàng vỡ tan như cửa kính ô tô.
Sông băng Thwaites ở Nam Cực có kích thước khổng lồ, tương đương diện tích nước Anh. Từ lâu các nhà khoa học đã theo dõi sát sao từng thay đổi của sông băng này.
Vì kích thước lớn nên khi sông băng Thwaites tan chảy sẽ gây ra tác động lớn, khiến mực nước biển dâng cao. Cũng vì ảnh hưởng lớn, nhiều người đặt cho Thwaites biệt danh "sông băng ngày tận thế".
Sông băng Thwaites ở Nam Cực có kích thước khổng lồ.
Hiện tại, sông băng Thwaites tan chảy gây ra khoảng 4% mực nước biển toàn cầu dâng hàng năm, đổ ra biển khoảng 50 tỷ tấn băng mỗi năm.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết quá trình tan chảy đang có xu hướng tăng tốc và cảnh báo rằng Trái đất có thể thấy "những thay đổi đáng kể" chỉ trong một vài năm tới
Giáo sư Ted Scambos, điều phối viên chính của Mỹ cho dự án hợp tác quốc tế về sông băng Thwaites cho biết: "Sẽ có sự thay đổi đáng kể ở phía trước sông băng trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Cả hai nghiên cứu đã công bố và chưa công bố đều chỉ ra ở hướng đó. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ tan chảy của Thwaites nhanh hơn và mở rộng phần nguy hiểm của sông băng".
Trong ba thập kỷ qua, tốc độ dòng chảy của sông băng Thwaites đã tăng gấp đôi. Nước ấm lan dần xuống dưới thềm băng của Thwaite và làm tan chảy từ bên dưới.
Nước ấm khiến băng yếu đi và nếu sông băng tan chảy hoàn toàn, nó có thể làm mực nước biển dâng lên 65cm.
Ted Scambos cho rằng Thwaites là sông băng rộng nhất trên thế giới. Tốc độ tan chảy của nó đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua. Theo Ted Scambos, "toàn bộ sông băng chứa đủ nước mà khi tan ra nâng mực nước biển lên hơn 0,6 mét. Thậm chí có thể dẫn đến mực nước biển dâng cao hơn nữa, lên tới 3 mét, nếu nó kéo theo các sông băng xung quanh tan chảy".
Tiến sĩ Erin Pettit từ Đại học Bang Oregon đã so sánh sông băng với kính chắn gió ô tô. Bà giải thích rằng: "Tôi hình dung sông băng hơi giống với cửa kính ô tô, khi có một vài vết nứt và đang từ từ lan rộng, sau đó đột nhiên toàn bộ bắt đầu vỡ tan theo mọi hướng. Chúng ta không thể đảo ngược sự gia tăng mực nước biển, vì vậy cần phải xem xét cách giảm thiểu và bảo vệ các cộng đồng ven biển ngay bây giờ".
Trước đó, hồ nước lớn, sâu, phủ đầy băng ở Nam Cực "đột ngột" biến mất trong ảnh chụp từ vệ tinh khiến các nhà khoa học lo lắng.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
