Các nhà khoa học mới tìm ra một rạn san hô khổng lồ lẩn khuất dưới đáy đại dương

Sinh sống trong điều kiện nhiệt độ khoảng 8 độ C - khá lạnh so với môi trường sống vốn có, nhưng những rạn san hô này lại phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Hồi cuối tháng 9, các nhà khoa học thuộc NOAA (Cục quản lý đại dương và khí quyển Quốc gia Mỹ) đã tiến hành thực hiện cuộc thám hiểm với tên gọi Deep Search 2018. Và nhờ chuyến đi này, họ đã phát hiện ra một rạn san hô khổng lồ, trải dài hơn 85 dặm (136km), nằm sâu dưới đáy biển phía Đông Nam Mỹ.

Các nhà khoa học mới tìm ra một rạn san hô khổng lồ lẩn khuất dưới đáy đại dương
Các rạn san hô nằm ở ngoài khơi bờ biển Georgia và Nam Carolina.

Cuộc thám hiểm diễn ra từ tháng 8/2017 đến tháng 9/2018. Mục đích của chuyến đi nhằm giúp các nhà khoa học có thêm nhiều thông tin quan trọng về những khu vực sinh thái ít được biết tới ngoài bờ Đông của Hoa Kỳ. Để rồi từ đó, họ sẽ có những biện pháp nhằm bảo vệ cho sự đa dạng sinh thái của những khu vực này.

Để thu thập được những thông tin môi trường của khu vực sâu dưới đáy biển, các nhà khoa học buộc phải tìm sự "trợ giúp" từ một tàu thám hiểm không người lái có tên gọi là Alvin.

"Tin tốt là chúng tôi đã tìm thấy một rạn san hô còn nguyên sơ nằm ngay dưới vùng biển của đất nước mình" - nhà sinh thái biển Erik Cordes, tác giả nghiên cứu chia sẻ.

Các nhà khoa học mới tìm ra một rạn san hô khổng lồ lẩn khuất dưới đáy đại dương
Alvin - con tàu thám hiểm không người lái.

Các rạn san hô nằm ở ngoài khơi bờ biển Georgia và Nam Carolina, cách 257km về phía đông của Charleston. Cụ thể, hình ảnh mà cỗ máy Alvin ghi lại được cho thấy các khoảnh khắc rạn san hô phát triển mạnh mẽ trên một gò đất rộng lớn, trong môi trường nhiệt độ khắc nghiệt chỉ khoảng 8 độ C thôi.

Theo các nhà khoa học, khu vực này có nhiều loài san hô đặc biệt như san hô Lophelia, Enallopsammia, Madrepora và Octocorals và cả những loài san hô chưa từng được biết tới.

Được biết, các loài san hô có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái khu vực chúng sinh sống và là nhà của nhiều sinh vật khác như cá, sinh vật phù du,...

Các nhà khoa học mới tìm ra một rạn san hô khổng lồ lẩn khuất dưới đáy đại dương
Khu vực này chính là "vùng đất chết" của những loài san hô trước đây.

Những loài san hô bình thường sử dụng chất dinh dưỡng từ các loại tảo đơn bào cộng sinh. Nhưng các loài san hô khu vực Charleston thì đặc biệt hơn, chúng sử dụng các xúc tu để bắt phù du làm bữa tối.

Đặc biệt, khu vực này chính là "vùng đất chết" của những loài san hô trước đây. Đồng tác giả nghiên cứu, nhà khoa học Caitlin Adams cho biết: "Gò đất này trước đây là nơi tập hợp của những "bộ xương" của loài san hô Lophelia. Tuy nhiên, theo thời gian, san hô Lophelia non dần dần mọc lên từ "bộ xương" cũ, từ đó hình thành nên những cấu trúc rạn san hô vững bền và phát triển nhanh chóng, lan rộng ra xa ở bờ biển phía đông của Hoa Kỳ".

Từ các mẫu san hô thu thập được, các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu rõ hơn về những cộng đồng san hô nằm sâu dưới đại dương. Hy vọng, trong tương lai gần, chúng ta sẽ được biết thêm nhiều thông tin quan trọng về rạn san hô đặc biệt này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Kịch tính chàng trai khuất phục cá mập hổ dài 4m suốt 3 tiếng

Kịch tính chàng trai khuất phục cá mập hổ dài 4m suốt 3 tiếng

Kruz chia sẻ, ngày hôm đó, anh chàng đi câu cùng hai người bạn của mình. Họ dùng cá tuyết làm mồi nhử với hy vọng sẽ câu được những con cá lớn.

Đăng ngày: 02/10/2018
Đại dương bị đầu độc, một nửa số cá voi sát thủ sẽ chết

Đại dương bị đầu độc, một nửa số cá voi sát thủ sẽ chết

Polychlorinated biphenyls (PCBs) trước đây được sử dụng để chế tạo các linh kiện điện và nhựa là một trong những chất độc nhất đang làm ô nhiễm đại dương.

Đăng ngày: 01/10/2018
Biến hàu thành lính canh ô nhiễm biển

Biến hàu thành lính canh ô nhiễm biển

Các nhà khoa học Pháp hy vọng có thể phát hiện sớm ô nhiễm biển đã tìm được một đồng minh khó tin thuộc họ thân mềm thường hay xuất hiện trên thực đơn nhà hàng.

Đăng ngày: 29/09/2018
Bí mật đen tối ít người biết của loài bạch tuộc nay đã được khoa học khám phá

Bí mật đen tối ít người biết của loài bạch tuộc nay đã được khoa học khám phá

Nếu không tính đến loài người, bạch tuộc là một trong những sinh vật thông minh nhất hành tinh này, thậm chí vượt qua cả cá heo và tinh tinh.

Đăng ngày: 29/09/2018
Hải cẩu tát bạch tuộc vào mặt người trên thuyền

Hải cẩu tát bạch tuộc vào mặt người trên thuyền

Trang Daily Mail hôm 26/9 cho biết vụ việc hi hữu nói trên xảy ra với ông Kyle Mulinder khi ông cùng các đồng nghiệp đang đi thuyền kayak để thử nghiệm thiết bị camera mới GoPro HERO.

Đăng ngày: 28/09/2018
Chuyện hy hữu: Cá nhảy lên thuyền, cứa cổ người đi câu ở Úc

Chuyện hy hữu: Cá nhảy lên thuyền, cứa cổ người đi câu ở Úc

Một chuyến đi câu cá ở Lãnh thổ Bắc Úc đã trở thành thảm họa sau khi một con cá nhảy lên thuyền, lao vào một phụ nữ 65 tuổi và cứa cổ bà, Yahoo 7 News đưa tin

Đăng ngày: 27/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News