Các nhà khoa học Mỹ, Trung Quốc tìm ra cách phá hủy "hóa chất vĩnh cửu"

"Hóa chất vĩnh cửu" có thể tồn tại vĩnh viễn trong không khí, nước và đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp đột phá để phá hủy chúng.

Theo Hãng tin AFP, hôm 18-8, các nhà khoa học ở Mỹ và Trung Quốc cho biết cuối cùng họ đã tìm ra phương pháp đột phá để làm phân hủy các "hóa chất vĩnh cửu" - được gọi là PFAS - thông qua việc sử dụng nhiệt độ tương đối thấp và các hóa chất thông thường.


Bọt chữa cháy còn sót lại sau khi xử lý một vụ tai nạn xe bồn ở bang Pennsylvania, Mỹ. Hóa chất vĩnh cửu có ở khắp mọi nơi, kể cả trong bọt này, trong chảo chống dính... (Ảnh: NYT/ALAMY)

Trước đó, để phá hủy PFAS đòi hỏi các phương pháp mạnh, chẳng hạn đốt ở nhiệt độ cực cao hoặc sử dụng sóng siêu âm.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern mới đây cho biết PFAS có thể bị phá hủy bằng cách sử dụng 2 hóa chất tương đối vô hại: natri hydroxit hay còn gọi là dung dịch kiềm (hóa chất được sử dụng để sản xuất xà phòng) và dimethyl sulfoxide (hóa chất được phê duyệt dùng cho điều trị hội chứng đau bàng quang).

Kết quả nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí Science, có khả năng đưa ra giải pháp cho hóa chất vĩnh cửu - nguồn gây hại lâu dài đối với môi trường, vật nuôi và con người.

PFAS được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1940. Loại hóa chất tổng hợp này hiện được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm như chảo chống dính, vải dệt chống thấm nước và bọt chữa cháy.

Hóa chất này có thể tồn tại vĩnh viễn trong không khí, nước và đất và đó là lý do tại sao chúng thường được gọi là "hóa chất vĩnh cửu". Khả năng khó phân hủy của PFAS xuất phát từ các liên kết carbon-flouride của chúng, một trong những loại liên kết mạnh nhất trong hóa học hữu cơ.

Một nghiên cứu được công bố vào tuần trước của các nhà khoa học đến từ Đại học Stockholm cho rằng nước mưa ở khắp mọi nơi trên hành tinh không an toàn khi dùng để uống vì nhiễm PFAS.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Đăng ngày: 02/07/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News