Các nhà khoa học nhìn hình ảnh từ mắt chuột bằng AI

Công cụ AI này có thể dự đoán khung hình mà một con chuột đã xem, giúp các nhà nghiên cứu biến dữ liệu này thành video.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Bách Khoa Liên Bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL) đã phát triển một công cụ AI có thể dựng lại chính xác những gì một con chuột nhìn thấy thành video.

Các nhà khoa học nhìn hình ảnh từ mắt chuột bằng AI
AI có thể dựng lại chính xác những gì một con chuột nhìn thấy thành video. (Ảnh: EPFL).

Công cụ AI có tên là “CEBRA” được đào tạo để dự đoán và dựng lại đoạn phim mà một con chuột đang xem.

Trong video do EPFL chia sẻ, một con chuột được xem một đoạn phim đen trắng về một người đàn ông đang mở cốp xe hơi. Cùng lúc, CEBRA đã dựng lại chính xác những gì mà con chuột nhìn thấy, dù hình ảnh trong video vẫn còn ngắt quãng.

Các nhà khoa học nhìn hình ảnh từ mắt chuột bằng AI
Video mà chuột nhìn thấy và video do CEBRA dựng lại. (Ảnh: EPFL).

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature hôm 3/5, các nhà khoa học ghi lại hoạt động của não chuột bằng cách sử dụng các đầu dò điện cực được đưa vào vùng vỏ não thị giác. Họ cũng sử dụng chuột biến đổi gen và các đầu dò quang học để các tế bào thần kinh trong não của chúng phát sáng màu xanh lục khi dẫn truyền thông tin.

Nhóm nghiên cứu đào tạo CEBRA thông qua các đoạn phim mà chuột xem và hoạt động não của chúng, giúp CEBRA nhận biết các tín hiệu não liên kết với khung hình nhất định của một đoạn phim cụ thể. Tiếp theo, họ cung cấp cho AI này một số hoạt động não bộ khác của chuột. Nhờ đó, CEBRA có thể dự đoán khung hình mà một con chuột đã xem, giúp các nhà nghiên cứu biến dữ liệu này thành video.

Thực tế, công nghệ giải mã tín hiệu não để tạo ra hình ảnh không còn quá xa lạ. Tháng 3 vừa qua, các nhà nghiên cứu tại Đại học Osaka (Nhật Bản) chế tạo thành công mô hình Stable Diffusion, có thể tái tạo lại hình ảnh từ hoạt động của não với độ phân giải và độ chính xác cao.

Tương tự, các nhà khoa học tại Đại học Radboud (Hà Lan) đã phát triển công nghệ “đọc suy nghĩ” có thể chuyển sóng não của một người thành hình ảnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
AI đã có thể tái hiện chính xác đến hơn 80% hình ảnh trong não người

AI đã có thể tái hiện chính xác đến hơn 80% hình ảnh trong não người

Mô hình AI có tên gọi Mind-Vis, được đào tạo trên một tập dữ liệu lớn với hơn 160.000 lần quét não đã có thể tái hiện đến 84% những gì con người suy nghĩ.

Đăng ngày: 02/05/2023
Sinh viên đại học Stanford phát triển kính AI nhắc đáp án cho người nói

Sinh viên đại học Stanford phát triển kính AI nhắc đáp án cho người nói

Nhóm sinh viên tại Đại học Stanford phát triển kính Rizz GPT với khả năng lắng nghe cuộc hội thoại của người đeo và gợi ý câu trả lời.

Đăng ngày: 22/04/2023
Chân dung nhà thơ nổi tiếng được phục chế bằng AI

Chân dung nhà thơ nổi tiếng được phục chế bằng AI

Kỹ sư 8x Phạm Sơn phục chế chân dung 10 nhà thơ nổi tiếng thế kỷ 20 như Xuân Quỳnh, Hàn Mạc Tử, Tố Hữu bằng công nghệ AI.

Đăng ngày: 21/04/2023
Cháu

Cháu "hồi sinh" bà đã mất nhờ AI gây bão mạng ở Trung Quốc

Nhiều người cho rằng Wu không nên dùng AI để trò chuyện với bà nội đã mất, thay vào đó chỉ nên giữ kỷ niệm đẹp về bà trong tim.

Đăng ngày: 20/04/2023
Nhiều bất ngờ về Occultus - robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới

Nhiều bất ngờ về Occultus - robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới

Trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là một khái niệm mới. Nhà phát minh nổi tiếng Adolph Whitman đã cho ra đời robot hỗ trợ công nghệ AI từ cách đây hơn 100 năm.

Đăng ngày: 19/04/2023
Trung Quốc thử nghiệm công nghệ AI

Trung Quốc thử nghiệm công nghệ AI "phá vỡ quy tắc" trên vũ trụ

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Vũ Hán (Trung Quốc) đã trao cho công nghệ AI toàn quyền kiểm soát một vệ tinh và để nó tự do hoạt động trong 24 giờ.

Đăng ngày: 18/04/2023
ChatGPT

ChatGPT "giúp" tạo ra phần mềm độc hại chỉ trong vài giờ

Chỉ với vài thao tác, một nhà nghiên cứu bảo mật đã " nhờ" ChatGPT tạo ra một phần mềm độc hại có thể đánh cắp dữ liệu người khác mà không bị phát hiện.

Đăng ngày: 17/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News