Các nhà khoa học phát hiện hai loài nấm ăn thịt mới có thể biến ruồi thành "zombie"

Theo The Guardian, các nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) mới đây đã phát hiện ra 2 loại nấm ký sinh mới là Strongwellsea tigrinae và Strongwellsea acerosa, vốn có đặc tính bám vào vật chủ là hai loài ruồi Coenosia tigrina và Coenosia testacea.

Nếu như các loài nấm ký sinh khác chỉ mọc bào tử khi vật chủ chết, 2 loại nấm này lại có cơ chế hoạt động khác biệt và cực kỳ đáng sợ. Cụ thể, vật chủ sau khi bị nhiễm nấm vẫn có thể sống thêm nhiều ngày, thậm chí tương tác như bình thường với các con ruồi khác.

"Chúng tôi nghi ngờ rằng những loại nấm này có thể sản sinh ra các chất giống như amphetamine, giúp giữ cho mức năng lượng của ruồi luôn ở mức cao nhất cho đến khi bị ăn hết mô trong cơ thể", giáo sư Jorgen Eilenberg của khoa Khoa học thực vật và Môi trường tại Đại học Copenhagen, cho biết.

Các nhà khoa học phát hiện hai loài nấm ăn thịt mới có thể biến ruồi thành zombie
Một con ruồi bị nhiễm nấm Strongwellsea tigrinae. Bào tử được thải ra ngoài qua một lỗ trên bụng. (Ảnh: Khoa Khoa học / Đại học Copenhagen).

Tuy nhiên trên thực tế, 2 loài nấm này sẽ "ăn thịt" dần vật chủ từ bên trong, bắt đầu từ bộ phận sinh dục, mỡ, cơ quan sinh sản, mô cơ thể. Cuối cùng, nó sẽ đục thủng bụng của con mồi, với mục đích phát tán (và lây nhiễm) hàng ngàn bào tử nấm vào không khí, sang những con ruồi khác khi chúng tương tác với nhau.

Theo nhóm nghiên cứu, bản thân các bào từ nấm này cũng có hình dạng thon dẹp giống như những quả ngư lôi, nhằm tăng tốc di chuyển trong không khí. Nếu chúng đáp xuống một con ruồi khác, chúng sẽ bám vào lớp biểu bì và sau đó chui vào bụng con mồi mới, nơi chúng bắt đầu sinh sôi. Sau khoảng vài ngày nhiễm nấm và bị "nuốt chửng" từ bên trong, con ruồi sẽ nằm ngửa, co giật suốt vài giờ trước khi chết.

Các nhà khoa học phát hiện hai loài nấm ăn thịt mới có thể biến ruồi thành zombie
Bào tử của nấm ký sinh Strongwellsea acerosa. Vật chủ bị nhiễm bệnh tiếp tục hoạt động trong nhiều ngày. (Ảnh: Khoa Khoa học / Đại học Copenhagen)

Theo nghiên cứu bởi Đại học Copenhagen và Bảo tàng Lịch sử quốc gia Đan Mạch, phương thức lây lan bằng cách để vật chủ tồn tại theo kiểu ‘xác sống’ nhằm phát tán bào tử được gọi là lây nhiễm vật chủ chủ động (AHT). Đây là cách lây nhiễm hiệu quả để tiếp cận các vật chủ khỏe mạnh khác.

Các nhà khoa học cho rằng loài nấm trên có thể sản sinh ra chất kích thích khiến vật chủ trở thành những "xác sống", với mô cơ thể vẫn tươi giúp chúng sống tiếp vài ngày sau khi nhiễm và chỉ chết sau khi bị ăn hết mô trong bụng.

Hiện tại, loài nấm này dường như chỉ nhiễm trên một tỷ lệ nhỏ ruồi khỏe mạnh, khoảng 3-5%. Do vật chủ tiếp tục sống bình thường trong vài ngày nên rất khó xác định con ruồi nào bị nhiễm. Đây là lý do chính vì sao chúng ta chưa có nhiều nghiên cứu về cơ chế AHT. Cơ chế lây nhiễm này trước đó chỉ được phát hiện ở 2 loài nấm lây nhiễm cho ve sầu theo cách tương tự.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rết

Rết "quái vật" được tìm thấy ở nơi có môi trường sống như địa ngục

Sâu trong một hang động ở Romania, các nhà nghiên cứu đã tìm ra sự tồn tại của loài rết được mệnh danh là " quái vật của hang động".

Đăng ngày: 19/12/2020
Phát hiện loài phong lan mới xấu nhất thế giới

Phát hiện loài phong lan mới xấu nhất thế giới

Trái ngược với những họ hàng rực rỡ tỏa hương thơm ngát, loài phong lan mới phát hiện có hình dáng như đang phân hủy và mùi thịt thối để thu hút côn trùng.

Đăng ngày: 18/12/2020
Loài bướm vua trên bờ vực nguy cấp

Loài bướm vua trên bờ vực nguy cấp

Chính quyền liên bang Mỹ đang cân nhắc việc đưa loài bướm sặc sỡ và quen thuộc bậc nhất trên khắp Bắc Mỹ vào danh sách sinh vật bị đe dọa, AP đưa tin hôm 14/12.

Đăng ngày: 15/12/2020
Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học chứng kiến loài ong biết dùng công cụ

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học chứng kiến loài ong biết dùng công cụ

Đơn giản là vì thứ công cụ chúng dùng khiến ai cũng cảm thấy ghê sợ.

Đăng ngày: 15/12/2020
Phát hiện cấu trúc kỳ lạ ẩn bên trong tế bào thực vật

Phát hiện cấu trúc kỳ lạ ẩn bên trong tế bào thực vật

Một nhóm các nhà nghiên cứu vừa xuất bản một nghiên cứu mô tả về một cấu trúc đáng ngạc nhiên tồn tại bên trong một bào quan - một cơ quan đã bị che khuất trong nhiều thập kỷ.

Đăng ngày: 10/12/2020
Nguồn gốc đôi cánh của côn trùng từ đâu?

Nguồn gốc đôi cánh của côn trùng từ đâu?

Nghiên cứu mới cho rằng đôi cánh đầu tiên trên Trái đất có thể đã phát triển từ… đôi chân của một loài giáp xác cổ đại không biết bay.

Đăng ngày: 07/12/2020
Chuyện khó tin nhưng có thật: Tò vò bé xíu mà cũng làm rơi cả máy bay nặng hàng tấn

Chuyện khó tin nhưng có thật: Tò vò bé xíu mà cũng làm rơi cả máy bay nặng hàng tấn

Kích cỡ của sinh vật tỷ lệ nghịch với thiệt hại mà chúng có thể gây ra.

Đăng ngày: 05/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News