Các nhà khoa học phát hiện hình thức cộng sinh mới
Các nhà khoa học báo cáo phát hiện một loài vi khuẩn độc đáo sống bên trong sinh vật nhân thực đơn bào và cung cấp năng lượng cho nó.
"Không giống như ti thể, loại vi khuẩn mới - được đặt tên là Candidatus Azoamicus ciliaticola - chuyển hóa năng lượng từ quá trình hít thở nitrat chứ không phải oxy. Mối quan hệ cộng sinh dựa trên hô hấp và truyền năng lượng như vậy là chưa từng có", tác giả chính của nghiên cứu Jana Milucka từ Trung tâm Gene Max Planck Cologne (MP-GC) thuộc Viện Max Planck của Đức nhấn mạnh trong báo cáo mới trên tạp chí Nature hôm 3/3.
Vi khuẩn nội cộng sinh Candidatus Azoamicus ciliaticola nhìn dưới kính hiển vi. (Ảnh: MP-GC).
Vật cộng sinh khá phổ biến ở sinh vật nhân thực. Nhiều loài vi khuẩn sống bên trong tế bào hoặc mô của vật chủ và thực hiện một số nhiệm vụ nhất định như phòng thủ hoặc cung cấp dinh dưỡng. Đổi lại, vật chủ cung cấp nơi trú ẩn và điều kiện sống thích hợp cho sinh vật cộng sinh. Trong một số trường hợp, mối quan hệ nội cộng sinh chặt chẽ đến mức vi khuẩn mất khả năng tồn tại bên ngoài vật chủ.
Phát hiện mới của Milucka cùng các cộng sự cho thấy các sinh vật nhân thực đơn bào, chẳng hạn như sinh vật nguyên sinh, có khả năng chứa vi khuẩn nội cộng sinh cung cấp năng lượng để bổ sung hoặc thậm chí là thay thế các chức năng ti thể của nó. Vật chủ trong nghiên cứu này đã cố gắng sống sót mà không cần oxy bằng cách hợp tác với sinh vật nội cộng sinh có khả năng hô hấp nitrat và cung cấp năng lượng cho nó.
"Sinh vật nội cộng sinh có khả năng thực hiện nhiều chức năng của ti thể, mặc dù không có chung nguồn gốc tiến hóa. Chúng tôi suy đoán rằng nó có thể đi theo con đường tiến hóa giống như ti thể và cuối cùng trở thành một bào quan", Milucka cho hay.
Việc nghiên cứu nội cộng sinh là một thách thức lớn vì hầu vết các vi sinh vật cộng sinh không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, những tiến bộ khoa học công nghệ trong những năm gần đây đã giúp các nhà khoa học có cái nhìn sâu sắc hơn sự tương tác phức tạp giữa vật chủ và vật cộng sinh.

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Sự thật về châu chấu mà ít người biết
Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.
