Các nhà khoa học phát triển công nghệ đọc suy nghĩ nhờ quét não

Các nhà khoa học phát triển thuật toán giải mã suy nghĩ với khả năng kể lại câu chuyện mà một người tưởng tượng trong đầu.

Các phương pháp đọc suy nghĩ trước đây thường đòi hỏi cấy các điện cực vào sâu trong não. Alexander Huth, nhà khoa học thần kinh tại Đại học Texas Austin, cùng đồng nghiệp phát triển phương pháp đọc suy nghĩ mới dựa vào kỹ thuật quét não không xâm lấn gọi là chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI), Science Alert hôm 24/10 đưa tin. Nghiên cứu mới công bố trên cơ sở dữ liệu bioRxiv.


Ảnh minh họa: Andrew Ostrovsky

fMRI theo dõi dòng chảy của máu giàu oxy qua não. Vì các tế bào não đang hoạt động cần nhiều năng lượng và oxy hơn, thông tin từ fMRI cung cấp một phép đo gián tiếp về hoạt động của não.

Phương pháp quét như vậy vốn không thể ghi lại hoạt động não theo thời gian thực, vì các tín hiệu điện do tế bào não phát ra di chuyển nhanh hơn nhiều so với tốc độ máu di chuyển trong não. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu phát hiện rằng họ vẫn có thể sử dụng phương pháp này để giải mã ngữ nghĩa trong suy nghĩ của mọi người, dù không dịch được cụ thể từng từ.

Trong nghiên cứu mới, nhóm nhà khoa học tiến hành quét não một phụ nữ và hai người đàn ông trong độ tuổi 20 và 30. Mỗi người nghe các tệp âm thanh và chương trình radio khác nhau với thời lượng tổng cộng 16 tiếng, chia thành nhiều buổi. Nhóm chuyên gia sau đó cung cấp các bản quét cho một thuật toán máy tính mang tên "bộ giải mã". Bộ giải mã so sánh các dạng mẫu âm thanh với hoạt động não được ghi lại.

Tiếp theo, thuật toán có thể dùng một bản ghi fMRI để tạo ra câu chuyện dựa trên nội dung đó. Câu chuyện khá khớp với cốt truyện gốc của tệp âm thanh hoặc chương trình radio, Huth cho biết. Như vậy, bộ giải mã có thể suy đoán câu chuyện mà mỗi người đã nghe dựa trên hoạt động não của họ.

Tuy nhiên, thuật toán cũng mắc một số lỗi, ví dụ như thay đổi đại từ của các nhân vật và cách sử dụng ngôi thứ nhất và thứ ba. "Nó biết khá chính xác những gì diễn ra, nhưng không biết rõ ai đang thực hiện", Huth nói.

Trong các thử nghiệm bổ sung, thuật toán giải thích khá chính xác cốt truyện của một bộ phim câm mà những người tham gia đã xem trong máy quét. Thuật toán thậm chí có thể kể lại câu chuyện mà những người tham gia tưởng tượng sẽ kể trong đầu. Trong dài hạn, nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu phát triển công nghệ mới để ứng dụng cho các giao diện não - máy dành cho người không thể nói hoặc đánh máy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Đăng ngày: 30/06/2025
Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Đăng ngày: 22/06/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 15/06/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/06/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 25/05/2025
Con chip nhỏ hơn 1cm vuông này xử lý được 2 tỉ hình ảnh mỗi giây

Con chip nhỏ hơn 1cm vuông này xử lý được 2 tỉ hình ảnh mỗi giây

Các kỹ sư tại Đại học Penn State vừa tạo ra 1 con chip có thể xử lý và phân loại gần 2 tỉ hình ảnh mỗi giây.

Đăng ngày: 14/05/2025
Rùng mình khi thấy robot giống người nhất thế giới bắt chước hành vi của nhà khoa học

Rùng mình khi thấy robot giống người nhất thế giới bắt chước hành vi của nhà khoa học

Ameca, robot hình người do Anh sản xuất, dường như đang quay một clip vui nhộn cùng nhà khoa học trong đó người - robot thể hiện cùng các biểu cảm giống nhau hoàn hảo đến rùng mình.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News