Các nhà khoa học thường đoạt Nobel khi về già
Công báo của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ vừa công bố cho thấy các nhà khoa học đoạt Giải thưởng Nobel thường đạt được những thành tựu khoa học vĩ đại khi tuổi đã xế chiều.
Phát hiện mới này trái với quan điểm lâu nay vẫn cho rằng những bộ óc thiên tài này đạt được hầu hết các thành công khoa học để đời trước tuổi 30.
Công báo cho biết trước năm 1905, khoảng 2/3 số nhà khoa học đoạt giải Nobel đạt được các thành tựu khoa học để đời của họ trước tuổi 40 và khoảng 20% số nhà khoa học này đạt được trước tuổi 30. Nhưng kể từ năm 2000, những thành tựu khoa học vĩ đại hầu như không đạt được trước tuổi 30.
Nghiên cứu này tập trung vào các nhà khoa học đoạt giải Nobel từ năm 1900-2008 về vật lý, hóa học và y tế.
Nhà khoa học lớn tuổi nhất đoạt giải Nobel là Raymond Davis
Nhà bác học vĩ đại Albert Einstein đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921 nói rằng ông không phát minh Thuyết tương đối vào độ tuổi 30 thì ông sẽ không thể đạt được thành tựu này sau đó. Tuy nhiên ngày nay, tuổi trung bình để các nhà khoa học đạt được những phát minh để đời về vật lý đã lên tới 50 tuổi.
Hai lý do có thể giải thích cho hiện tượng tuổi già nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học đoạt giải Nobel là họ phải cần nhiều thời gian hơn để dành các bằng cấp khoa học cao và những công trình khoa học ít mang tính lý thuyết hoặc ít trừu tượng hơn, ít cần tích luỹ tri thức hơn.
Đa số các nhà khoa học đoạt giải Nobel trước năm 1905 nhận bằng cấp khoa học cao nhất ở độ tuổi 25, nhưng vào cuối thế kỷ 20, các nhà vật lý và hóa học nhận được bằng cấp khoa học cao nhất ở độ tuổi cao hơn rất nhiều.
Trong khi trước năm 1905, tuổi trung bình đoạt giải Nobel của các nhà vật lý là 37, các nhà hóa học là 36, các nhà khoa học y tế là 38 thì sau năm 1985, tuổi trung bình đoạt giải Nobel của các nhà vật lý là 50, các nhà hóa học là 46, các nhà khoa học y tế là 45.
Nhà khoa học trẻ nhất đoạt giải Nobel là Lawrence Bragg, người Anh gốc Australia, khi ông đoạt giải Nobel Vật lý ở tuổi 25 vào năm 1915, với công trình phân tích cấu trúc pha lê bằng tia X. Nhà khoa học lớn tuổi nhất đoạt giải Nobel là Raymond Davis, người Mỹ, khi ông đoạt giải cũng về vật lý vào năm 2002, ở tuổi 88.

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại
Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ
Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci
Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.

Những nhà khoa học vĩ đại hy sinh thân mình vì sự nghiệp
Phần lớn trong số này là những nhà khoa học nổi tiếng, phát minh của họ đã làm thay đổi thế giới.

Ngày 8/3: Tìm hiểu về những người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đang đến gần, hãy cùng chúng tôi điểm lại thông tin và hình ảnh của 7 người phụ nữ có những đóng gớp lớn lao làm thay đổi lịch sử thế giới.

Chuyện thú vị về những phát minh
Từ thuyết tương đối, hình học tọa độ đến chiếc lò vi sóng hay miếng giấy ghi nhớ... đều mang trong nó một câu chuyện thú vị về hành trình "tìm ra rồi" của các nhà khoa học.
