Các nhà khoa học tìm ra cách diệt khối u buồng trứng bằng virus sởi

Các nhà khoa học tại Học viện Quân y vừa nghiên cứu thành công phương pháp mới, dùng virus vaccine sởi liều cao điều trị ung thư buồng trứng.

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng bằng liệu pháp virus tiêu hủy u (Oncolytic Virotherapy) do TS Đặng Thành Chung, Học viện Quân y cùng cộng sự đã hoàn thành bước nghiên cứu, đang trong giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng.

Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiêm tế bào ung thư buồng trứng ở người vào chuột để thử nghiệm. Khi trên chuột xuất hiện các khối u, họ dùng virus đã bất hoạt dùng để điều chế vaccine sởi tiêm cho chuột. Theo dõi đối chứng sau một thời gian kích thước khối u giảm rõ rệt so với nhóm chuột ung thư không được điều trị.

Các nhà khoa học tìm ra cách diệt khối u buồng trứng bằng virus sởi
Tiêm tế bào ung thư buồng trứng tạo khối u trên chuột thử nghiệm. (Ảnh: NVCC).

Phân tích khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào trên chuột mang khối ung thư buồng trứng cho thấy, virus vaccine sởi có tác dụng tăng khả năng huy động tế bào miễn dịch như tế bào giết tự nhiên (NK), tế bào tua (DC), đại thực bào (M) ở lách và trong khối u ở nhóm chuột ung thư cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng không được điều trị bằng virus vaccine sởi.

Theo nhóm nghiên cứu, ở nhóm chuột ung thư được điều trị bằng virus vaccine sởi có thời gian sống dài hơn so với nhóm đối chứng không được điều trị.

Từ kết quả này, các nhà khoa học đã phối hợp với trung tâm nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (POLYVAC) tạo ra virus vaccine sởi liều cao để tinh chế, cô đặc virus vaccine sởi bán thành phẩm; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dùng trong điều trị ung thư buồng trứng. Chế phẩm virus vaccine sởi liều cao đã được đánh giá tính an toàn trên mô hình động vật nhỏ (chuột) tại Học viện Quân y, và trên linh trưởng (khỉ) tại đảo Rều, Quảng Ninh của POLYVAC. Kết quả nghiên cứu cho thấy virus vaccine sởi ở các liều tiêm với nồng độ 105, 106, 107 TCID50 đều an toàn, không có bất kỳ tác dụng phụ đáng kể nào.

Trên mô hình tế bào dòng và tế bào phân lập từ bệnh nhân ung thư buồng trứng, virus vaccine sởi có tác dụng gây chết, làm tan vỡ tế bào theo chương trình (apoptosis).

Các nhà khoa học tìm ra cách diệt khối u buồng trứng bằng virus sởi
Khối u sau 4 ngày ghép tế bào ung thư trên chuột. (Ảnh: NVCC).

Theo TS Đặng Thành Chung, việc nghiên cứu thành công phương pháp điều trị này có ý nghĩa rất lớn, chứng minh sử dụng virus vaccine sởi liều cao trên động vật nhỏ và loài linh trưởng là hiệu quả.

"Kết quả này là cơ sở khoa học quan trọng để tiếp tục triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng điều trị ung thư buồng trứng bằng virus vaccine sởi liều cao, mở ra hướng mới trong chiến lược điều trị ung thư buồng trứng và triển vọng đối với các loại ung thư khác", TS Chung nói.

Hội đồng khoa học nghiệm thu cấp Quốc gia đánh giá cao kết quả nghiên cứu. Thành công này là cơ sở để thử nghiệm điều trị trên bệnh nhân tình nguyện. Khi có hiệu quả thực tế có thể đề nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng như một liệu pháp điều trị ung thư chính thức.

Đề tài thuộc Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng" (KC.10/16-20) do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khói từ cháy rừng độc hại gấp 10 lần bồ hóng và các ống khói công nghiệp

Khói từ cháy rừng độc hại gấp 10 lần bồ hóng và các ống khói công nghiệp

Có rất nhiều điều phải lưu tâm nghiên cứu về các đám khói lửa cháy rừng.

Đăng ngày: 06/08/2021
Mẹo bảo quản từng loại thực phẩm trong tủ lạnh

Mẹo bảo quản từng loại thực phẩm trong tủ lạnh

Mỗi loại thực phẩm có cách bảo quản riêng mà bạn nên nắm được để giữ nguyên liệu tươi ngon nhất khi để tủ lạnh, đặc biệt trong mùa giãn cách.

Đăng ngày: 05/08/2021
Công thức pha 8 loại trà kháng khuẩn, ngăn ngừa SARS-CoV-2

Công thức pha 8 loại trà kháng khuẩn, ngăn ngừa SARS-CoV-2

Trong dân gian Việt Nam có nhiều gia vị, loại cây có tác dụng phòng bệnh. Tôi có thể sử dụng như thế nào để phòng Covid-19?

Đăng ngày: 05/08/2021
Cơ chế COVAX là gì?

Cơ chế COVAX là gì?

Sáng kiến COVAX ra đời trong năm 2020 lấy cảm hứng từ các chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa bệnh Ebola ở Tây Phi.

Đăng ngày: 03/08/2021
Nhà khoa học tạo vật liệu làm xương nhân tạo từ vỏ trứng

Nhà khoa học tạo vật liệu làm xương nhân tạo từ vỏ trứng

Trong vỏ trứng có 94% calcium carbonate, TS Thiện và cộng sự đã tìm cách tổng hợp để tạo vật liệu hỗ trợ trong điều trị hoặc thay thế xương.

Đăng ngày: 31/07/2021
Top 11 thực phẩm tăng cường miễn dịch, phòng chống Covid-19 hiệu quả

Top 11 thực phẩm tăng cường miễn dịch, phòng chống Covid-19 hiệu quả

Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn diễn ra căng thẳng với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có thuốc đặc trị. Nâng cao sức khoẻ bằng thực phẩm là điều cần thiết lúc này, vậy ăn gì để tăng sức đề kháng?

Đăng ngày: 30/07/2021
Thử nghiệm mũ đội tại nhà giúp thu nhỏ khối u não

Thử nghiệm mũ đội tại nhà giúp thu nhỏ khối u não

Các nhà khoa học phát triển loại mũ có thể tạo ra từ trường tấn công tế bào ung thư và lần đầu tiên thử nghiệm thành công trên người.

Đăng ngày: 30/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News