Các nhà nghiên cứu phát hiện 19.000 núi lửa dưới đáy biển
Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu radar độ phân giải cao để phát hiện hàng loạt núi lửa ngầm ở các đại dương trên thế giới.
Núi ngầm Pao Pao cao 4.776m (phải) ở Nam Thái Bình Dương nằm trong số những ngọn núi đã được lập bản đồ bằng sonar. (Ảnh: Văn phòng Nghiên cứu và Thám hiểm Đại dương thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA))
Dữ liệu radar dùng trong nghiên cứu mới, có thể phát hiện những dấu hiệu rất nhỏ của nước biển đọng phía trên núi ngầm, tích tụ do lực hấp dẫn của ngọn núi. Đa số những núi lửa ngầm này vẫn chưa được lập bản đồ bằng sonar (hệ thống định vị thủy âm), Interesting Engineering hôm 20/4 đưa tin. Danh mục núi lửa ngầm mới được công bố trên tạp chí Earth and Space Science.
Trước đây, chỉ 1/4 đáy đại dương được lập bản đồ bằng sonar, khiến giới khoa học không nắm rõ có bao nhiêu núi lửa ngầm tồn tại. Tuy nhiên, nghiên cứu mới sử dụng dữ liệu radar độ phân giải cao, bao gồm dữ liệu từ vệ tinh CryoSat-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và vệ tinh SARAL của các cơ quan vũ trụ Ấn Độ và Pháp, để xác định vị trí những núi lửa ngầm cao 1.100 m trở lên.
Theo nhà địa vật lý biển David Sandwell, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, phát hiện mới rất đáng kinh ngạc. Núi lửa ngầm là mối nguy hiểm với tàu thuyền, nhưng cũng chứa đất hiếm và trở thành mục tiêu thương mại cho những nhà khai thác khoáng sản biển sâu.
Núi lửa ngầm cũng là những ốc đảo quan trọng với sinh vật biển. Các sườn dốc của chúng là nơi sinh sống của san hô và nhiều sinh vật khác. Ngoài ra, chúng cũng ẩn chứa thông tin về các mảng kiến tạo và hoạt động magma, đồng thời góp phần kiểm soát các dòng hải lưu lớn giúp cô lập một lượng lớn nhiệt và CO2.
Theo Larry Mayer, giám đốc Trung tâm Lập bản đồ Đại dương và Ven biển thuộc Đại học New Hampshire, danh mục núi lửa ngầm mới là một bước tiến quan trọng. Danh mục có thể hữu ích cho các nghiên cứu về sinh thái học, mảng kiến tạo và sự hòa trộn đại dương. John Lowell, nhà khoa học tại Cơ quan Tình báo Địa không gian Quốc gia Mỹ (NGA), cho biết, việc hiểu rõ hơn về hình dạng đáy biển sẽ giúp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ
Nhiều doanh nghiệp tôm phẫn nộ khi cơ quan bảo tồn ở đất nước cờ hoa khuyến cáo người dân ngừng ăn tôm hùm Mỹ, do hoạt động đánh bắt loài này gây nguy hại đến cá voi trơn.

Dòng đối lưu Đại Tây Dương sắp sụp đổ, "quả bom thời tiết" sẽ nổ khắp thế giới?
Biến đổi khí hậu đang làm chậm các dòng đối lưu mang nước ấm từ vùng nhiệt đới lên phía Bắc Đại Tây Dương và sẽ khiến hệ thống này sụp đổ hoàn toàn.
