Các nhà nghiên cứu phát hiện mộ của kỹ nữ Hy Lạp 2.300 năm tuổi
Các nhà nghiên cứu phát hiện tro cốt của một phụ nữ nhiều khả năng là kỹ nữ hạng sang của Hy Lạp từ thời Alexander Đại đế.
Ven một con đường ở Jerusalem, tro cốt của người phụ nữ được tìm thấy cùng hàng loạt đinh sắt uốn cong và một chiếc gương hộp bằng đồng quý hiếm trong tình trạng bảo quản cực tốt, cho thấy địa vị của bà có thể là kỹ nữ hạng sang phục vụ cho một vị quan Hy Lạp cấp cao, IFL Science hôm 27/9 đưa tin.
Gương hộp bằng đồng được chôn cùng tro cốt của người phụ nữ. (Ảnh: Emil Aladjem/Cơ quan Cổ vật Israel)
Tồn tại từ thế kỷ 3 hoặc 4 trước Công nguyên, ngôi mộ nằm trong một hang chôn cất được đào cạnh xa lộ ở miền nam Jerusalem. "Đây thực tế là bằng chứng sớm nhất ở Israel về việc hỏa táng trong thời kỳ Hy Lạp hóa", tiến sĩ Guy Stiebel, một nhà khảo cổ học, cho biết.
"Câu hỏi thú vị nhất về phát hiện này là tại sao mộ của một phụ nữ Hy Lạp lại nằm trên xa lộ dẫn đến Jerusalem, cách xa bất cứ địa điểm hay khu định cư nào trong thời kỳ đó?" Stiebel nói. Đáp án có thể được hé lộ thông qua những đồ tùy táng chôn cùng, vì gương hộp là vật dụng có phân chia giới tính, thường gắn liền với phụ nữ Hy Lạp.
"Chất lượng sản xuất gương cao đến mức nó được bảo quản trong tình trạng cực tốt, trông như mới chế tạo ngày hôm qua", Liat Oz, chuyên gia tại Cơ quan Cổ vật Israel, giải thích. Những món đồ xa xỉ đắt đỏ như loại gương này đôi khi được phụ nữ Hy Lạp mua như một phần của hồi môn trong đám cưới, dù phụ nữ đã kết hôn thường ở nhà và chắc chắn không rời khỏi Hy Lạp.
Ngoài ra, chỉ có một cách khác để nhận món đồ như vậy. Gương hộp có thể là quà tặng mà một nhân vật chính trị hoặc quân sự thời kỳ Hy Lạp hóa trao cho kỹ nữ của mình, còn gọi là hetaira. Hetaira là người đi cùng các tướng lĩnh và quan lại trong những chiến dịch ở nước ngoài, cung cấp nhiều dịch vụ, một số có thể liên quan đến tình dục.
Theo các nhà nghiên cứu, sự hiện diện của một vật thể tinh xảo như vậy bên cạnh tro cốt hỏa táng cho thấy đây là mộ của một phụ nữ gốc Hy Lạp đi cùng thành viên cấp cao của quân đội hoặc nhà nước thời kỳ Hy Lạp hóa. Dựa vào niên đại ngôi mộ, nhiều khả năng hetaira và người mà bà phục vụ đã tới Jerusalem trong một chiến dịch của Alexander Đại đế, hoặc trong Cuộc chiến Diadochi - xung đột nổ ra giữa các tướng lĩnh của Alexander nhằm giành quyền kế vị.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được
Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.
