Các nhà nghiên cứu sử dụng sóng âm tìm thị trấn thất lạc 650 năm

Các nhà nghiên cứu hy vọng hệ thống sóng âm độ phân giải cao có thể giúp xác định vị trí của thị trấn Trung Cổ Ravenser Odd bị chìm dưới Biển Bắc vào giữa thế kỷ 14.

Ravenser Odd từng là một thị trấn cảng thịnh vượng xây trên bãi cát ở miệng của sông Humber trước khi bị bỏ hoang, sau đó bị phá hủy và chìm dưới nước trong trận bão lớn năm 1362. Trong một kỳ nghỉ gia đình ở Withernsea, Daniel Parsons, giáo sư trầm tích học ở Đại học Hull, biết tới Ravenser Odd, một trong nhiều nơi ở vùng ven biển Holderness bị thất lạc suốt hàng thập kỷ do xói mòn ven biển.


Ravenser Odd được cho là nằm gần mũi Spurn ở cửa sông Humber. (Ảnh: Alamy)

Parsons bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử của Ravenser Odd và lên kế hoạch tìm kiếm thị trấn. Parsons là một nhà khoa học địa chất chuyên sử dụng hệ thống sóng âm độ phân giải cao để hiểu rõ hơn trầm tích dịch chuyển như thế nào. Ông bắt đầu nghĩ tới việc dùng thiết bị này để phát hiện dấu vết của Ravenser Odd.

Dự án nghiên cứu khảo sát khu vực ngoài khơi mũi Spurn với diện tích khoảng 10 hecta vào năm 2021 không tìm thấy vị trí của Ravenser Odd nhưng Parsons tin rằng họ đã tới rất gần. Một cuộc khảo sát thứ hai sẽ diễn ra trong vòng 2 - 3 tuần tới. Sau khi phát hiện thị trấn, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể thu hút kinh phí để khám phá khảo cổ.

Ravenser Odd được thành lập vào khoảng năm 1235 và tên gọi của thị trấn bắt nguồn từ hrafn’s eyr có nghĩa là lưỡi quạ trong tiếng Bắc Âu cổ. Thị trấn từng có tầm quan trọng cấp quốc gia với các cầu tàu, nhà kho, một tòa án và một nhà tù, đê chắn sóng và bến cảng. Xói mòn ven biển dẫn tới sự suy tàn của thị trấn. Năm 1362, miền bắc châu Âu trải qua cơn bão mạnh mang tên Grote Mandrenke hay còn gọi là trận lụt Saint Marcellus. Kết quả là thị trấn bị nhấn chìm hoàn toàn dưới làn nước lạnh của Biển Bắc.

Parsons cho rằng câu chuyện của Ravenser Odd có thể giúp người dân hình dung những mối nguy hiểm của khủng hoảng khí hậu và xói mòn ven biển. Đặc biệt, Holderness là một trong những vùng ven biển xói mòn nhanh nhất thế giới với một số khu vực thu hẹp 10 m mỗi năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News