Các nhà nghiên cứu tự chế chiếc ô tô tí hon để dạy loài chuột lái xe
Lái ô tô chưa bao giờ là một công việc dễ dàng với nhiều người. Ấy vậy mà tại Đại học Richmond (Mỹ), các nhà khoa học lại lại đang tiến hành một thí nghiệm vô cùng kỳ lạ: Dạy cho lũ chuột lái chiếc xe tí hon mà họ tự chế.
Theo New Scientist đưa tin, chiếc xe tự chế này được tạo ra từ những vật dụng vô cùng đơn giản: Phần thân xe là một chiếc vỏ chai nhựa trong, rỗng, được điều khiển bằng một hệ thống dây đồng chằng chịt. Những sợi dây này sẽ cho phép lũ chuột điều khiển xe như rẽ trái, rẽ phải một cách dễ dàng.
Có tất cả 17 con chuột tham gia bài thí nghiệm này. Nhiệm vụ của chúng là lái xe đến những điểm quy định sẵn trong một không gian khép kín. Nếu thành công, chúng sẽ được thưởng kẹo Froot Loops và những món ăn hấp dẫn khác.
Nếu bạn vẫn chưa hình dung ra thì hãy xem đoạn video dưới đây do đích thân nhóm nghiên cứu tại Đại học Richmond công bố:
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Richmond tự chế chiếc ô tô tí hơn để dạy loài chuột lái xe.
Tất nhiên khi đã đầu tư cho 1 thí nghiệm có thể nói là khó tin như thế này thì mục đích của các nhà khoa học không thể chỉ là “cho vui” được. Đội ngũ nghiên cứu tại đại học Richmond cho biết họ hy vọng họ có thể hiểu sâu hơn về cách mà stress hình thành trong bộ não của loài chuột, và từ đó sẽ liên kết sang não bộ của con người.
Cụ thể, từ phân của 17 con chuột tham gia thí nghiệm, các nhà nghiên cứu thu được 2 chất: Dehydroepiandrosterone - chất giải phóng stress; và Corticosterone - chất tạo ra stress. Tỉ lệ giữa 2 chất này (theo đúng thứ tự trên) trong phân những con chuột chủ động lái xe sẽ lớn hơn những con còn lại.
Nói một cách chuyên môn hơn thì những con chuột nào có khả năng chủ động điều khiển, tự chủ hơn, không bị khắc phục bởi môi trường xung quanh sẽ tiết ra ít corticosterone hơn. Liên hệ sang não bộ con người, các nhà nghiên cứu tin cảm giác khao khát được học kĩ năng mới sẽ tạo ra những chất tích cực.
Những con chuột chủ động điều khiển xe sẽ tiết ra nhiều chất giải phóng stress hơn.
Ngoài ra, những con chuột được nuôi dưỡng trong môi trường có nhiều thứ để tương tác hơn sẽ vượt qua bài thí nghiệm lái xe dễ dàng hơn rất nhiều. Bộ não của chúng có khả năng thích ứng với những thử thách độc, dị nhanh hơn so với những con chuột thông thường khác.
Giáo sư Kelly Lambert, chuyên gia nghiên cứu về thần kinh giải thích rằng việc nghiên cứu loài chuột sẽ giúp ích rất lớn trong việc hiểu sâu hơn về não bộ con người, vì bộ não của loài gặm nhấm này về cơ bản chính là phiên bản nhỏ hơn của chúng ta. Và thí nghiệm trên dường như đã mang lại một kết quả khá khả quan cho các nhà nghiên cứu tại Đại học Richmond.
Giáo sư Lambert cho biết: “Sinh viên của tôi rất hào hứng với việc huấn luyện loài chuột theo những cách đơn giản, old-school như thế này. Và chúng tôi cũng hài lòng khi lũ chuột có thể sử dụng chiếc xe tự chế như một công cụ để di chuyển, tìm hiểu môi trường xung quanh. Đây là một cơ hội rất tốt để học hỏi và nghiên cứu”.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
