Các phi hành gia chụp được ảnh "máu của Trái đất"?

Dòng chất lỏng màu đỏ máu trên mặt đất mà các phi hành gia chụp được là điềm báo gì đó, hay là trò đùa của Mẹ Thiên nhiên?

Khi các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đang bay cách bề mặt Trái đất hơn 400km, họ nhìn thấy và chụp được cảnh tượng một khu vực trên hành tinh này rỉ ra chất lỏng máu đỏ sẫm.


Hồ Laguna Colorada, hay còn gọi là Red Lagoon, ở dãy Andes Bolivia chụp vào ngày 7-9-2023 - (Ảnh: ISS/NASA).

Những bức ảnh này đã gây nên nhiều đồn đoán trên mạng xã hội, theo trang IFLScience.

Có rất nhiều nguyên nhân đằng sau hiện tượng này.

Theo giải thích của Đài quan sát Trái đất của NASA, hai hình ảnh này được một thành viên của phi hành đoàn Expedition 69 và một thành viên khác của phi hành đoàn Expedition 70 chụp vào tháng 9-2023 bằng máy ảnh kỹ thuật số thông thường của Nikon.

Bức ảnh thứ nhất chụp vào ngày 7-9, cho thấy hồ muối cạn Laguna Colorada ở dãy Andes thuộc Bolivia. Ở đây, màu đỏ gỉ là kết quả của việc tảo đỏ bùng nổ trong điều kiện môi trường tối ưu, đáng chú ý nhất khi đây là vùng nước nông siêu mặn.

Quá trình tương tự cũng xảy ra ở các vùng nước khác trên thế giới, chẳng hạn như hồ Great Salt ở Utah (Mỹ), nơi thường có màu hồng đậm.

Bức ảnh thứ hai, chụp ngày 30-9, chụp sông Betsiboka ở Madagascar. Trong trường hợp này, dòng sông có màu đỏ do trầm tích giàu sắt trong vùng nước.


Vùng nước màu nâu đỏ của sông Betsiboka ở Madagascar chụp vào ngày 30-9-2023 - (Ảnh: ISS/NASA).

Điều này tương tự như Thác Máu thuộc sông băng Taylor nổi tiếng ở phía đông Nam Cực - con sông được đặt theo tên của nhà khoa học người Anh Thomas Griffith Taylor, người đầu tiên phát hiện Thác Máu trong chuyến thám hiểm khoảng đầu những năm 1911. Vào thời điểm đó, Taylor và nhóm của ông cho rằng màu sắc rực rỡ là do tảo đỏ.

Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2023 phát hiện ra rằng các mẫu nước ở Thác Máu đã được phân tích và tìm thấy rất nhiều hạt nano giàu sắt sẽ chuyển sang màu đỏ khi bị oxy hóa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?

Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News