NASA cho hay: Vành đai sao Thổ sẽ "biến mất" vào năm 2025

Theo các nhà khoa học, thời gian để con người có thể nhìn ngắm các vành đai sao Thổ rõ nét chỉ còn khoảng 18 tháng trước khi chúng trở nên "vô hình".

Daily Mail dẫn thông báo của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, các nhà khoa học và những người yêu thích thiên văn học chỉ còn 18 tháng để quan sát các vành đai của sao Thổ trước khi chúng trở nên "vô hình" vào năm 2025.

Ở thời điểm sự kiện này diễn ra, quỹ đạo của sao Thổ sẽ nghiêng về phía Trái đất khiến việc quan sát các vành đai của hành tinh này không còn rõ ràng như trước do góc nhìn chính diện.

Các vành đai của sao Thổ là những cấu trúc khổng lồ có nơi kéo dài từ 70.000 đến 140.000km. Tuy nhiên vành đai này khá mỏng chỉ dày khoảng 10m ở một số điểm. Do đó khi quan sát sao Thổ một cách chính diện chúng gần như biến mất khi khoảng cách giữa hai hành tinh lên đến 1,2 tỷ km.


18 tháng tới là cơ hội cuối cùng để nhìn thấy các vành đai của sao Thổ trước khi chúng biến mất khỏi tầm nhìn do độ nghiêng của hành tinh này. (Ảnh: Daily Mail).

Do quỹ đạo nghiêng theo chu kỳ 29 năm, sao Thổ sẽ di chuyển ra xa Mặt Trời hơn trong suốt chu kỳ này.

Cũng với chu kỳ này, chúng ta có thể quan sát lại vành đai của sao Thổ một cách đầy đủ sau từ 13,7 đến 15,7 năm khi hành tinh này nghiêng trở lại trong một thời gian ngắn.

Như hiện tại, các vành đai của sao Thổ nghiêng xuống phía Trái đất một góc 9 độ và đến năm 2024 góc đó sẽ giảm xuống chỉ còn 3,7 độ.

Lần cuối cùng sự kiện thiên văn hiếm hoi này xảy ra là vào tháng 9/2009 và trước đó là vào tháng 2/1996.

Các nhà thiên văn học sẽ không có cơ hội quan sát sao Thổ từ góc nghiêng như hiện tại cho đến tháng 10/2038. Bù lại các nhà khoa học có thể quan sát một số mặt trăng trong tổng số 156 mặt trăng của hành tinh này. 

Trái đất đi qua góc nhìn có thể khiến không thể nhìn thấy các vành đai của sao Thổ, nhưng các nhà thiên văn học cho biết đây sẽ là thời điểm tuyệt vời để quan sát một số trong số 156 mặt trăng của hành tinh này. 

Vành đai của sao Thổ chủ yếu bao gồm băng, một tỉ lệ nhỏ bụi đá được tạo ra trong không gian do các mảnh vỡ của tiểu hành tinh và các vi thiên thạch va chạm nhau.

Hiện tại các nhà khoa học tin rằng các vành đai được hình thành từ phần còn lại của sao chổi, tiểu hành tinh và mặt trăng bị xé nát bởi lực hấp dẫn cực mạnh của sao Thổ. 

Thời điểm chính xác vành đai này được hình thành vẫn là chủ đề tranh luận giữa các nhà thiên văn học với các lý thuyết cạnh tranh cho thấy chúng già như hệ mặt trời hoặc tương đối trẻ. 

Mặc dù sự biến mất của các vành đai sao Thổ lần này chỉ là tạm thời nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng một ngày nào đó các vành đai này có thể biến mất vĩnh viễn.

Tàu thăm dò Cassini của NASA, đã bay qua các vành đai của sao Thổ 22 lần trước khi nó lao xuống hành tinh này vào năm 2017, phát hiện ra rằng các vành đai đang biến mất dần với tốc độ cực nhanh. Tàu Cassini phát hiện ra rằng các vành đai đang mất đi khoảng từ 400kg đến 2,8 tấn khối lượng/giây. 

Tiến sĩ James O'Donoghue, một nhà khoa học hành tinh tại Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản cho biết giới thiên văn học vẫn đang cố gắng tìm hiểu chính xác tốc độ vành đai sao Thổ bị xói mòn theo thời gian.

Trong một hiện tượng được gọi là "mưa vòng", bức xạ từ Mặt trời khiến các hạt trong khí quyển tích điện.

Ngược lại, điều này làm cho các hạt liên kết với khí trong bầu khí quyển của sao Thổ và bị lực hấp dẫn của hành tinh kéo ra khỏi các vành đai. 

Tiến sĩ O'Donoghue nói thêm: “Hiện tại, nghiên cứu cho thấy các vành đai sẽ chỉ là một phần của sao Thổ trong vài trăm triệu năm nữa”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì xảy ra nếu hành tinh lang thang va chạm Trái đất?

Điều gì xảy ra nếu hành tinh lang thang va chạm Trái đất?

Chịu va chạm từ một hành tinh lang thang sẽ khiến Trái đất bị phá hủy hoàn toàn. Việc nó chỉ xuất hiện trong Hệ Mặt trời cũng đã khiến quỹ đạo mọi hành tinh thay đổi.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?

Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?

"Vụ nổ ánh sáng", còn gọi là bức xạ Cherenkov, là một loại bức xạ điện từ có bước sóng ngắn chiếm ưu thế, biểu hiện chủ yếu dưới dạng tia sáng xanh.

Đăng ngày: 12/05/2025
Những

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ

Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Đăng ngày: 12/05/2025
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?

Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News