Các phương pháp xét nghiệm phát hiện chất gây nghiện

Tệ nạn sử dụng các chất gây nghiện đang gây khủng hoảng trên toàn thế giới. Đối với nước ta, tệ nạn này đang phát triển phổ biến ở bộ phận thanh thiếu niên tạo nên sự lo lắng cho toàn xã hội vì nó làm băng hoại thế hệ trẻ ngày nay, đặc biệt hơn là khi sử dụng ma túy qua con đường tiêm chích làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ lan truyền rất rộng. Do vậy việc xét nghiệm chất gây nghiện càng trở nên quan trọng.

1. Xét nghiệm chất gây nghiện là gì?

Xét nghiệm chất gây nghiện là hình thức xét nghiệm giúp nhận biết tình trạng sử dụng ma túy hay các chất gây nghiện của một người. Xét nghiệm này thường là thủ tục ban đầu để kiểm tra trong những trường hợp có tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc các hoạt động cộng đồng. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh cũng áp dụng các xét nghiệm này để nắm bắt tình hình lạm dụng chất gây nghiện của con cái.

2. Các nhóm ma túy được giám định

  • Nhóm Opioids: Thuốc phiện, heroin, morphin, codein, pethidin...
  • Nhóm ma túy tổng hợp ATS: Amphetamin, Methamphetamin (ma túy đá), MDMA (thuốc lắc), Methylphenidate, Dexamphetamine
  • Nhóm cần sa
  • Nhóm benzodiazepin
  • Các nhóm khác: Cocain, ketamin, LSD,...

3. Các phương pháp xét nghiệm chất gây nghiện phổ biến


Xét nghiệm nước tiểu được áp dụng phổ biến nhất.

Các phương pháp xét nghiệm ma túy phổ biến nhất kiểm tra chất gây nghiện trong cơ thể người bệnh bao gồm: xét nghiệm ma túy trong nước tiểu, xét nghiệm ma túy trong máu, xét nghiệm nước bọt và xét nghiệm ma túy trong tóc. Trong đó, xét nghiệm nước tiểu được áp dụng phổ biến nhất vì phù hợp nhất cho việc lấy mẫu, phương pháp thực hiện đơn giản hơn các loại mẫu bệnh phẩm khác.

Xét nghiệm nước tiểu có thể bị sai sót nếu người làm xét nghiệm có sử dụng các loại thuốc vào cơ thể, ví dụ như thuốc tránh thai, các loại thuốc có chứa riboflavin, creatinine, và thuốc lợi tiểu hoặc mẫu nước tiểu bị pha loãng, mẫu nước tiểu bị pha phụ gia như xà phòng, ammonia, hóa chất vệ sinh...

Việc sử dụng loại xét nghiệm chất gây nghiện nào và thời điểm làm xét nghiệm tùy thuộc vào thời gian tồn tại của chất gây nghiện trong cơ thể.

Các xét nghiệm chất gây nghiện nên tiến hành tại các cơ sở bệnh viện,trong đó xét nghiệm tóc rất khó để làm giả kết quả. Đối với xét nghiệm máu và xét nghiệm nước bọt, nếu cách xa thời gian sử dụng chất gây nghiện thì khả năng âm tính có thể xảy ra do thời gian bán thải chất gây nghiện trong máu rất ngắn.

4. Cách lấy mẫu xét nghiệm

Đối với mẫu máu

  • Dùng cồn lau sạch nơi lấy máu tĩnh mạch trước và sau khi lấy máu.
  • Dùng xi lanh hút 05 ml máu tĩnh mạch cho vào ống chống đông, lắc nhẹ.
  • Mẫu được bảo quản mát và gửi đến nơi giám định.


Lấy máu xét nghiệm.

Đối với mẫu nước tiểu

  • Hướng dẫn rõ ràng cách lấy nước tiểu vào chai hoặc cốc. Chú ý người lấy mẫu không được chạm tay, chân và bộ phận sinh dục ngoài vào mặt trong chai hoặc cốc
  • Mẫu thu thập được được chuyển sang cốc đựng xét nghiệm, đậy chặt nắp
  • Lượng nước tiểu khoảng 20ml
  • Mẫu lấy xong được bảo quản mát từ 20C-80C

Đối với mẫu tóc

  • Lựa chọn tóc ở phía sau đỉnh đầu.
  • Cố định tóc bằng tay hoặc bằng dây
  • Lấy kéo cắt sát chân tóc.
  • Tùy theo độ dài của tóc có thể lấy mẫu tại một hoặc nhiều chỗ
  • .Lượng tóc khoảng 0,1 gram
  • Cho tóc đã cắt vào túi nilon hoặc lọ sạch.
  • Mẫu lấy xong được bảo quản ở nhiệt độ phòng
  • Đối với mẫu tang vật: mẫu được đựng trong túi,... sạch rộng miệng

Để việc xét nghiệm chính xác, nhanh gọn và an toàn chắc chắn việc lựa chọn một cơ sở y tế tin cậy là vô cùng quan trọng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News