Các quốc gia xử lý sao với dầu ăn thừa?

Ở một số quốc gia, quy trình xử lý dầu ăn thừa được khuyến cáo rộng rãi đến người dân nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.

Dầu ăn thừa đổ ở đâu?

Các quốc gia xử lý sao với dầu ăn thừa?
Không nên đổ dầu ăn thừa vào bồn xả - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Ở Việt Nam, nhiều bà nội trợ khá lúng túng khi cầm trên tay chảo dầu ăn thừa: nên đổ vô bồn rửa, thùng rác hay có cách xử lý nào khác?

Trên trang National Geographic, bà Kris Bordessa - tác giả của nhiều quyển sách về lối sống xanh - cho biết ở nhiều quốc gia, phần đông các bà nội trợ cũng thấy "rối", không biết bỏ dầu ăn thừa sao cho đúng cách.

Bà phân tích: "Đổ dầu thừa xuống đường ống vệ sinh gia đình hoặc bồn cầu có thể tạo điều kiện cho dầu bám vào thành ống nước, lâu dần sẽ làm hỏng ống".

Nếu đổ trực tiếp xuống các đường cống rãnh của khu dân cư, dầu có thể trở thành "chất keo" giữ các loại rác lại, gây nghẹt cống.

Còn nếu đổ dầu ăn trực tiếp ra đất, vườn cây lại dễ thu hút một số loài động vật, côn trùng gây hại cho cây trồng.

Theo bà Kris Bordessa, hiện một số thành phố trên thế giới đã có chương trình tái chế, xử lý dầu ăn cho các hộ gia đình.

Ở quy mô công nghiệp, nhiều chuỗi nhà hàng lớn có thể gửi hàng tỉ lít dầu thừa mỗi năm cho các nhà máy chuyển hóa thành dầu diesel sinh học.

"Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận những chương trình tái chế thuận tiện như vậy", bà Kris Bordessa nói.

Xử lý dầu ăn thừa không khó

Các quốc gia xử lý sao với dầu ăn thừa?
Nhiều cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần cho dầu vào các vật chứa trước khi vứt bỏ - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Theo cơ quan tái chế của thành phố San Jose (Mỹ), một trong những nguyên tắc đầu tiên là không được đổ dầu ăn vào bồn rửa chén, bồn cầu, đường ống xả nước của gia đình hay cống thoát nước của thành phố.

Thay vào đó, hãy cho dầu thừa (số lượng ít) vào túi, chai, lọ... đậy chặt nắp và bỏ vào thùng rác sinh hoạt.

Với lượng dầu ăn thừa hơn 1 quart (khoảng 0,94 lít), cách làm tương tự nhưng bỏ vào thùng chứa chất thải nguy hại thay vì thùng rác.

Cần lưu ý là không đổ dầu ăn khi còn nóng mà cần chờ dầu nguội.

Tương tự, Cơ quan công ích thành phố Seattle (Mỹ) cũng khuyến cáo nên xử lý dầu bằng cách cho vào chai, lọ, bình chứa. Nếu không phải là mỡ động vật, người dân có thể gửi đến một số cơ quan tái chế ở địa phương.

Ngoài ra, cũng không nên đổ các loại xốt có dầu, xốt mayonnaise, các sản phẩm từ sữa như kem, kem chua… vào bồn xả do có thể làm nghẹt đường ống.

Các quốc gia xử lý sao với dầu ăn thừa?
Một điểm thu gom dầu thừa ở Florida (Mỹ) - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Trong khi đó, thành phố Canberra (Úc) đưa ra những khuyến cáo rộng rãi cho người dân về cách xử lý dầu ăn đã qua sử dụng. Theo đó, những gia đình có dầu thừa trên 20 lít sẽ được thu gom miễn phí ở các địa điểm cố định.

Riêng những công ty, đơn vị có dầu thừa ở quy mô công nghiệp sẽ được cung cấp số điện thoại đường dây nóng của các công ty chuyên thu gom và tái chế dầu.

Còn với số lượng ít, người dân được khuyến cáo bỏ dầu vào những vật chứa, đậy kín và bỏ vào thùng rác thải thông dụng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Băng biển Bắc Cực giảm có liên quan đến hiện tượng thời tiết cực lạnh

Băng biển Bắc Cực giảm có liên quan đến hiện tượng thời tiết cực lạnh

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một cơ chế động lực học mới đằng sau hiện tượng nóng lên sâu ở vùng cực có liên quan đến việc băng biển sụt giảm ở Bắc Cực.

Đăng ngày: 12/04/2023
Chiêm ngưỡng rừng đất Zanda độc đáo ở Tây Tạng

Chiêm ngưỡng rừng đất Zanda độc đáo ở Tây Tạng

Sự vận động của dãy Himalaya kết hợp với xói mòn tạo nên cảnh quan rừng đất tuyệt đẹp ở khu tự trị Tây Tạng, tây bắc Trung Quốc.

Đăng ngày: 11/04/2023
Núi lửa phun trào ở Nga, tro bụi dày tới 20km

Núi lửa phun trào ở Nga, tro bụi dày tới 20km

Thêm một núi lửa phun trào gây 'báo động đỏ' ở miền Viễn Đông, Nga.

Đăng ngày: 11/04/2023
Nhiệt độ bề mặt đại dương thế giới cao chưa từng thấy

Nhiệt độ bề mặt đại dương thế giới cao chưa từng thấy

Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng ấm lên sẽ làm giảm khả năng hấp thụ carbon của các đại dương, đồng thời gia tăng nguy cơ thời tiết cực đoan.

Đăng ngày: 10/04/2023
Loại khí cực độc gây thủng tầng ozone đang trở lại

Loại khí cực độc gây thủng tầng ozone đang trở lại

Mặc dù đã bị cấm từ năm 2010, lượng khí CFC có khả năng phá hủy tầng ozone ở bên trong máy lạnh, tủ lạnh vẫn tăng lên đột biến. Chẳng ai biết nguồn phát loại khí này đến từ đâu.

Đăng ngày: 08/04/2023
Đám mây

Đám mây "nấc thang lên thiên đường" gây chú ý ở Malaysia

Cảnh tượng bầu trời xám đen với một vệt dài màu trắng nằm ngang xuất hiện vào buổi sáng đã khiến nhiều người hiếu kỳ.

Đăng ngày: 08/04/2023
Dấu chân carbon là gì?

Dấu chân carbon là gì?

Không chỉ có các hoạt động công nghiệp, phương tiện giao thông thải ra khí CO2 làm hại môi trường. Mà kể cả những việc làm trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người cũng góp phần vào việc này.

Đăng ngày: 07/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News