Các thành phố lớn châu Á sẽ bị thời tiết "cực đoan chưa từng có"
Các nhà nghiên cứu cảnh báo đến năm 2050, hơn 20% số thành phố lớn trên thế giới sẽ đối mặt với các điều kiện thời tiết cực đoan chưa từng thấy, do nhiệt độ gia tăng làm tăng nguy cơ lũ lụt và hạn hán.
Các nhà nghiên cứu về khí hậu tại Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ đã phân tích dữ liệu của 520 thành phố, bao gồm tất cả các thủ đô và phần lớn các trung tâm đô thị với dân số trên 1 triệu người.
Jakarta là một trong những thành phố sẽ bị thời tiết "chưa từng có" - (Ảnh: Jakarta Post).
Theo ông Jean Francis-Bastin - trưởng nhóm nghiên cứu, kết quả cho thấy đến năm 2050, khoảng 22% các thành phố được nghiên cứu nói trên sẽ bị thời tiết cực đoan chưa từng có như mùa khô và mùa mưa khắc nghiệt hơn.
Trong đó, 64% là các thành phố nằm ở vùng nhiệt đới, bao gồm Kuala Lumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia), Yangoon (Myanmar) và Singapore.
Khí hậu tại khoảng 77% các thành phố trong nghiên cứu cũng sẽ thay đổi đáng kể sau 30 năm nữa, theo đó điều kiện khí hậu tại nhiều thành phố ở Bắc bán cầu có thể tương tự tại những nơi cách đó hơn 1.000km về phía nam hướng tới xích đạo.
Các thành phố ở vùng nhiệt đới sẽ ít thay đổi về nhiệt độ trung bình, tuy nhiên sẽ thay đổi về lượng mưa, dẫn đến nguy cơ lũ lụt hoặc hạn hán nghiêm trọng.
Tại châu Âu, nhiệt độ tại các thành phố sẽ tăng trung bình thêm khoảng 2,5 độ C trong cả năm, trong khi mùa hè và mùa đông có thể tăng thêm lần lượt 3,5 độ C và 4,7 độ C.
Các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu này có thể giúp các chính quyền thành phố điều chỉnh kế hoạch, nhằm ngăn chặn những rủi ro cụ thể do biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần thúc đẩy người dân thế giới thay đổi hành vi để giảm khí thải gây ra tình trạng Trái đất ấm lên.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
