Cách đây 40.000 năm, "chuột túi" nguyên thủy khổng lồ nặng tới 3 tấn
Cách đây rất lâu, khoảng vào cuối kỷ băng hà cuối cùng, có một loài kangaroo khổng lồ đặc biệt đã từng sống lang thang trong các khu rừng nhiệt đới miền núi của New Guinea (quốc gia thuộc châu Đại Dương). Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, loài kangaroo này không có quan hệ họ hàng gần với chuột túi Úc hiện đại. Nó đại diện cho một loại kangaroo nguyên thủy, chưa từng được biết đến trước đây chỉ có ở New Guinea.
Úc từng là quê hương của tất cả các loài động vật khổng lồ được gọi là megafauna, cho đến khi hầu hết chúng tuyệt chủng khoảng 40.000 năm trước. Những con megafauna này sống cùng với những loài động vật mà chúng ta ngày nay coi là đặc trưng của bụi rậm Úc - chuột túi, gấu túi, cá sấu và những loài tương tự. Chúng có kích thước cực kỳ lớn.
Những con gấu túi khổng lồ được gọi là Phascolonus - loài chuột túi mặt ngắn cao 2,5 mét và những con Diprotodon optatum có thể nặng tới 3 tấn là loài thú có túi lớn nhất từ trước đến nay. Trên thực tế, một số loài megafaunal ở Úc, chẳng hạn như kangaroo đỏ, emu và cassowary vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Các hóa thạch megafauna New Guinea ít được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn so với ở Úc. Mặc dù vẫn còn nhiều bí ẩn, nhưng hồ sơ hóa thạch của New Guinea đã gợi ý về những động vật kỳ lạ và hấp dẫn.
Các nhà cổ sinh vật học đã thực hiện nhiều cuộc thám hiểm rời rạc và khai quật hóa thạch ở New Guinea, bao gồm các cuộc đào bới trong những năm 1960, 70 và 80. Trong một lần khai quật vào đầu những năm 1970 do Mary-Jane Mountain dẫn đầu, họ đã phát hiện hai hàm của một con kangaroo khổng lồ đã tuyệt chủng. Nhà nghiên cứu trẻ Tim Flannery đã gọi loài này là Protemnodon nombe.
Các hóa thạch được mô tả là khoảng 20.000 - 50.000 năm tuổi, ở một địa điểm vùng núi trung tâm Papua New Guinea. Địa điểm này cũng cung cấp hóa thạch của một loài kangaroo khác, cùng động vật có túi bốn chân khổng lồ được gọi là diprotodontids.
Con kangaroo kỳ lạ này là một loài nguyên thủy mới chưa được biết đến. (Ảnh minh họa).
Protemnodon và phát hiện ra một điều bất ngờ. Con kangaroo kỳ lạ này không phải là một loài thuộc giống Protemnodon (từng sống trên khắp nước Úc, từ Kimberley đến Tasmania), mà là một loài nguyên thủy hơn rất nhiều và chưa được biết đến. Đặc biệt, chiếc răng hàm bất thường với đỉnh men cong khiến nó trở nên khác biệt với tất cả các loài chuột túi khác đã biết. Các nhà sinh vật học đã chuyển loài này thành một chi hoàn toàn mới, duy nhất ở New Guinea và đã đổi tên nó thành Nombe nombe.
Các khám phá cho thấy Nombe có thể đã tiến hóa từ một dạng kangaroo cổ đại di cư vào New Guinea từ Australia vào cuối kỷ Miocen, cách đây khoảng 5-8 triệu năm. Vào thời điểm đó, các đảo New Guinea và Australia được nối với nhau bằng một cây cầu trên đất liền do mực nước biển thấp hơn - trong khi ngày nay chúng bị ngăn cách bởi eo biển Torres. Cây cầu nối này cũng cho phép các loài động vật có vú sớm của Úc, bao gồm cả megafauna, di cư đến các khu rừng nhiệt đới của New Guinea. Khi eo biển Torres ngập lụt trở lại, những quần thể động vật này trở nên tách rời khỏi họ hàng Úc của chúng và tiến hóa riêng biệt để phù hợp với ngôi nhà nhiệt đới và miền núi New Guinean. Và loài Nombe được coi là hậu duệ của một trong những dòng dõi chuột túi cổ đại.
Đây là loài động vật cơ bắp và thích ngồi xổm, sống trong một khu rừng nhiệt đới miền núi đa dạng với cây cối rậm rạp và tán cây khép kín. Nó tiến hóa để ăn lá cứng từ cây cối và bụi rậm, giúp nó có xương hàm dày và cơ nhai khỏe. Loài này hiện chỉ được biết đến từ hai chiếc hàm dưới hóa thạch. Liệu Nombe có nhảy như chuột túi hiện đại không? Tại sao nó tuyệt chủng?
Các nghiên cứu hiện vẫn cho biết rất ít về đời sống động vật đặc hữu của New Guinea được biết đến bên ngoài hòn đảo, mặc dù điều này thú vị và gây tò mò. Rất ít người Úc nghĩ đến những gì diễn ra ở hòn đảo ở gần họ, ngay bên kia eo biển.
Bảo tàng Papua New Guinea ở Port Moresby hiện đang lưu giữ nhiều hóa thạch của những động vật đặc biệt, chẳng hạn như loài echidna lớn, mũi dài, ăn sâu bọ - một trong số chúng nặng tới 15 kg. Ngoài ra còn có các loài mèo lùn và nhiều loài chuột túi, chuột túi leo cây và và thú có túi khác nhau không tồn tại ở Úc - cộng với nhiều loài khác trong hồ sơ hóa thạch.
Hầu hết chúng ta đều có xu hướng nghĩ những loài động vật này là duy nhất của Úc, nhưng chúng có những hình dạng hấp dẫn khác ở New Guinea. Các nhà sinh vật học người Úc thực sự cảm thấy kỳ lạ và phấn khích khi nhìn thấy những con vật này đã phát triển thành những hình dạng mới và kỳ lạ trong một cảnh quan khác. Loài N. nombe có thể thổi một luồng sinh khí mới vào ngành cổ sinh vật học ở New Guinea.
Những phát hiện mới từ nghiên cứu này hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho các sinh viên sinh học địa phương trẻ tuổi tiếp tục khám phá những hóa thạch mới. Nếu may mắn, chúng ta có thể có một bộ xương hoàn chỉnh của loài Nombe đặc biệt này.