Xác ướp chó sói cổ đại hé lộ nguồn gốc của chó nhà
Một nhóm nhà di truyền học và khảo cổ học quốc tế, đứng đầu là Viện Francis Crick, phát hiện tổ tiên của loài chó có thể đến từ ít nhất 2 quần thể chó sói cổ đại.
Nhóm nghiên cứu sử dụng mẫu vật lấy từ xác ướp chó sói non 18.000 năm tuổi ở Yakutia. (Ảnh: Sergey Fedorov)
Trong nghiên cứu công bố hôm 29/6 trên tạp chí Nature, các nhà khoa học xem xét hệ gene của chó sói cổ đại để hiểu rõ hơn những con chó đầu tiên tiến hóa từ đâu. Họ phân tích 72 hệ gene chó sói với niên đại trong vòng 100.000 năm qua từ châu Âu, Siberia và Bắc Mỹ. Mẫu vật trong nghiên cứu đến từ chó sói cổ đại khai quật trước đây. Các nhà khảo cổ học đến từ 38 viện ở 16 quốc gia khác nhau tham gia vào nghiên cứu. Trong số mẫu vật, đáng chú ý nhất là phần đầu hoàn chỉnh được bảo quản nguyên vẹn của chó sói Siberia sống cách đây 32.000 năm. 9 phòng thí nghiệm ADN cộng tác để tạo ra dữ liệu trình tự ADN từ chó sói.
Thông qua phân tích hệ gene, nhóm nghiên cứu nhận thấy cả chó cổ đại và hiện đại đều giống chó sói ở châu Á hơn là châu Âu về mặt di truyền, chứng tỏ chúng được thuần hóa ở phương Đông. Tuy nhiên, họ cũng phát hiện bằng chứng chó nhà sở hữu ADN từ hai quần thể chó sói riêng biệt. Những con chó đầu tiên từ đông bắc châu Âu, Siberia và châu My dường như có nguồn gốc từ phương Đông. Nhưng tổ tiên của chó ở khu vực Trung Đông, châu Phi và miền nam châu Âu dường như liên quan tới chó sói ở Trung Đông.
Một cách giải thích khả thi cho phát hiện tổ tiên kép là chó sói trải qua quá trình thuần hóa nhiều hơn một lần với các quần thể khác nhau, sau đó trộn lẫn. Khả năng khác là quá trình thuần hóa chỉ xảy ra một lần và những con chó đầu tiên lai tạp với chó sói hoang dã, dẫn tới hai tổ tiên.
"Thông qua dự án, chúng tôi đã tăng đáng kể số lượng hệ gene được giải trình tự của chó sói cổ đại, cho phép tạo ra bức tranh chi tiết về tổ tiên loài chó theo thời gian", Anders Bergström, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ ở phòng thí nghiệm Ancient Genomics tại Crick, cho biết.
Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tìm kiếm thêm tổ tiên của loài chó, có thể hé lộ chính xác hơn quá nơi quá trình thuần chủng diễn ra. Hiện nay, họ tập trung vào hệ gene từ các địa điểm khác, bao gồm khu vực ở phương Nam. Do 72 hệ gene chó sói cổ đại trải dài qua khoảng 30.000 thế hệ, nhóm nghiên cứu có thể xây dựng khung thời gian phản ánh ADN chó sói thay đổi như thế nào và vai trò của chọn lọc tự nhiên.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
