Mắt người sẽ ra sao nếu tim và não ngừng hoạt động?

Sau não, nhãn cầu là cơ quan phức tạp thứ hai trong cơ thể. Ước tính, đôi mắt con người xử lý 24 triệu hình ảnh khác nhau trong suốt cuộc đời, đảm nhận cho khoảng 85% kiến thức tổng thể. Vậy mắt sẽ ra sao nếu vật chủ chết hay khi 'mắt đóng lại'?

Giác mạc hiến tặng "thọ" được bao lâu?

Theo Hiệp hội Ngân hàng Mắt Hoa Kỳ (EBA), giác mạc có thể được cấy ghép trong tối đa 14 ngày sau khi người hiến tặng qua đời nhưng thực tế, hầu hết các ca cấy ghép diễn ra trong vòng một tuần. Còn theo Liên minh các nhà hiến tạng Mỹ (DA) thì thời gian chờ tối đa của tim và phổi từ 4 đến 6 giờ; gan từ 8 đến 12 giờ; thận từ 24 đến 36 giờ. Cho đến nay, còn nhiều điều chưa biết về "đôi mắt chết chóc" hoặc "ánh mắt vô hồn", trừ những người có trách nhiệm như nhân viên điều tra hiện trường vụ án có thể hiểu được đôi điều có liên quan nhưng tỷ lệ này cũng không nhiều.

Mắt người sẽ ra sao nếu tim và não ngừng hoạt động?
Đôi mắt con người chứa đựng nhiều dữ liệu “sống” ngay cả khi tử vong - (Ảnh: Grunge)

Điều gì xảy ra sau khi "mắt đóng lại"?

Theo tạp chí y khoa Mỹ, The Healthy, sau nhiều năm nghiên cứu, tiến sĩ Judy Melinek, chuyên gia nghiên cứu bệnh học pháp y Mỹ, phát hiện thấy nhiều người chết khi mắt mở thì lòng trắng của mắt khô dần, chuyển sang màu xanh lam hoặc xám. Hiện tượng này được chuyên môn gọi là "tache noir". Nó là một phần không thể thiếu trong các cuộc điều tra của hội đồng pháp y. Hiện tượng đôi mắt xám xịt phát sinh vài giờ sau khi chết, hay "trống rỗng" giống như thây ma khiến người ta sợ. Khi ai đó chết với đôi mắt mở, nhãn cầu tiếp xúc với không khí khô, làm mất nước trong tròng đen và khiến mắt đổi màu ngay sau đó.

Hiệu ứng lớp phủ bắt đầu thiết lập chỉ sau vài giờ sau khi tắt thở. Giác mạc, lớp ngoài trong suốt của mắt, bị ô nhiễm bởi không khí khô và các mảnh vụn khi mí mắt nằm bất động. Trong vài giờ hay trong vài ngày sau, hiện tượng này tăng dần, khiến mắt ngày càng có màu xám mờ đục. Khi đủ thời gian, nhãn cầu bắt đầu lùi vào trong hộp sọ khi tất cả các phản xạ và lưu lượng máu đến mắt bị cắt đứt, do đó, xuất hiện tình trạng "hốc mắt trũng sâu". Nó giống như khi mất ngủ, đôi mắt như thể bị che khuất và chuyển sang màu thâm quầng.

Làm thế nào để xác định mắt đã chết?

Theo tạp chí nhãn khoa trực tuyến Mỹ, Review of Optometry (RoO), thực tế, có một loạt tiêu chí để xác định lý do dẫn đến cái chết bằng cách kiểm tra mắt của nạn nhân. Ví dụ, nghiên cứu mức độ mờ đục dần của giác mạc, hay nguyên nhân gây ra sự chuyển màu xám mờ, các nhà khoa học có thể xác định được thời gian người đó chết. Nếu đôi mắt chỉ hơi ngả màu, có thể là chỉ vài giờ kể từ khi chủ thể chết. Tuy nhiên, nếu không còn bất kỳ độ mờ nào, thì rất có thể chủ thể qua đời trước đó chừng vài ngày. Một phương pháp chính xác hơn là đo nồng độ kali tăng lên trong mắt của tử thi.

Về nguyên nhân cái chết, đôi mắt cũng cung cấp nhiều dữ liệu đáng tin cậy mà các bộ phận khác của giải phẫu không có. Ví dụ, ban xuất huyết là những vết vỡ mao mạch nhỏ li ti xuất hiện ở cả kết mạc lẫn mí mắt thì rất có thể nạn nhân bị bóp cổ. Vì vậy, nếu điều tra quan sát thấy một vài vết tích trong số này, thì rất có khả năng người đó đã bị sát hại bằng cách ép ngạt thở. "Chúng được gây ra bởi sự gia tăng áp suất thủy tĩnh trong các mao mạch. Ngoài ra, có nhiều dạng ngạt như bóp cổ hoặc ép ngực, hoặc cũng có thể do áp lực tích tụ do suy tim hoặc đột tử do tim", tiến sĩ Randy Hanzlik cho biết thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Virus đậu mùa khỉ tiến hóa

Virus đậu mùa khỉ tiến hóa "thần tốc" nhanh gấp 12 lần thông thường

Một nghiên cứu mới công bố ngày 24/6 cho thấy, virus đậu mùa khỉ đột biến nhanh gấp 12 lần so với virus thông thường và có thể sẽ có một cuộc tiến hóa thần tốc.

Đăng ngày: 28/06/2022
Lần đầu tiên phát hiện virus cúm gia cầm độc lực cao ở Bắc Cực

Lần đầu tiên phát hiện virus cúm gia cầm độc lực cao ở Bắc Cực

Na Uy đã lần đầu tiên phát hiện virus cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) ở quần đảo Svalbard, cách Bắc Cực khoảng 1.000km.

Đăng ngày: 28/06/2022
Phát hiện ra cách mới giúp

Phát hiện ra cách mới giúp "cải lão hoàn đồng"

Sau 20 năm nghiên cứu, nhóm chuyên gia Israel đã phát hiện phương pháp giúp đảo ngược quá trình lão hóa, bước đầu, cách làm này thành công trên chuột thí nghiệm.

Đăng ngày: 27/06/2022
Lý do khiến bạn hay quên

Lý do khiến bạn hay quên

Nếu gần đây hay quên, hãy điểm lại lịch sinh hoạt của mình xem có đang hình thành một số thói quen dẫn đến tình trạng này hay không.

Đăng ngày: 27/06/2022
Top 5 mẹo giúp đối phó với mùa hè nóng nực, điều cuối 99% mọi người đều làm sai nhưng không biết

Top 5 mẹo giúp đối phó với mùa hè nóng nực, điều cuối 99% mọi người đều làm sai nhưng không biết

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình vào mùa hè tại nhiều quốc gia trên thế giới đang ngày càng tăng.

Đăng ngày: 24/06/2022
WHO họp khẩn, cân nhắc đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

WHO họp khẩn, cân nhắc đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triệu tập cuộc họp với các thành viên của Ủy ban Khẩn cấp vào ngày 23/6. Sự kiện này sẽ đánh dấu tuyên bố quan trọng với đậu mùa khỉ.

Đăng ngày: 24/06/2022
Thực hư thông tin cây bàng có tác dụng chữa bệnh, cứu sống hàng trăm chiến sỹ tại Nhà tù Hỏa Lò

Thực hư thông tin cây bàng có tác dụng chữa bệnh, cứu sống hàng trăm chiến sỹ tại Nhà tù Hỏa Lò

Từ thời xưa, cây bàng đã được các chiến sỹ tại Nhà tù Hỏa Lò tận dụng như một bài thuốc thần kỳ giúp mọi người hồi sinh sức lực nơi địa ngục trần gian.

Đăng ngày: 24/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News