Cách động vật có vú chống lại khủng long ăn thịt

Một số khủng long trở nên to lớn khổng lồ, như Stegosaurus, hoặc to hơn nữa là những con khủng long cổ dài. Chúng có thể tự vệ để chống lại những loài khủng long ăn thịt.

Cách đây 125 triệu năm, ẩn nấp giữa các bụi cây rậm rạp, một con Psittacosaurus cái đang trông chừng bên một đống lá lớn. Tên của nó có nghĩa là “thằn lằn vẹt”. Không phải bởi nó có loại lông vũ dài dựng đứng ở đuôi, mà bởi vì, cũng giống như mọi con khủng long cùng họ, cái đầu nó giống với đầu vẹt ngày nay, với một cái mỏ lớn ngắn ngủn! Nó dùng cái mỏ ấy để cắt cây cối làm thức ăn.

Con cái này dài gần 2 m, nhỉnh hơn con người một chút. Đó là kích thước nhỏ bé đối với một con khủng long, nhưng lại rất lớn so với những động vật có vú đang lúc nhúc trong các khu rừng thời bấy giờ. Và nếu nó đang trông chừng, thì chính là nó đang chờ đợi một sự kiện vui.

Đột nhiên, một tiếng động nhỏ phát ra trong đống lá. Rồi một tiếng động khác nữa. Những tiếng sột soạt kín đáo. Psittacosaurus đi vòng quanh tổ của mình, cái tổ dạng lỗ đắp bằng bùn khô. Nó đã đẻ vào đó khoảng hai chục quả trứng rồi dùng lá cây phủ lên. Và dưới tổ bắt đầu ngọ nguậy! Nó dùng mỏ nhẹ nhàng gạt lá ra. Một quả trứng nứt ra, và một mẩu vỏ rơi xuống.

Cách động vật có vú chống lại khủng long ăn thịt
Psittacosaurus, hay thằn lằn vẹt ấp trứng. (Tranh: NXB Kim Đồng).

Qua cái cửa sổ bé nhỏ này, bà mẹ nhận ra một con mắt đang nhìn mình với vẻ kinh ngạc. Chốc lát sau, cái vỏ vỡ ra do áp lực của những cái chân bé xíu: em bé đầu tiên của ổ trứng đây rồi! Nó giống mẹ như hai giọt nước, nhưng bé lắm. Con mẹ nhẹ nhàng hít hà nó trong khi nó ngoi ra khỏi cái vỏ. Rồi một con non khác thoát ra từ mớ hỗn độn lá cây, rồi một con khác nữa... Chúng ra đời như vậy đó, gần như cùng nhau, cứ như con đầu tiên đã phát tín hiệu cho những anh chị em của mình.

Ngày hôm sau, lũ con non đã vững vàng. Bà mẹ dọn quang những vỏ trứng chất đầy trong tổ. Các con của bà không ngừng ngọ nguậy, đi lại từ rìa tổ bên này sang rìa tổ bên kia, bằng bốn chân. Cần phải có thời gian để chúng học cách đứng trên hai chân sau.

Vài ngày sau, bà mẹ bận ngập đầu, với tất cả các em bé líu ríu rời khỏi tổ và ra ngoài khám phá thế giới với bước chân không mấy đảm bảo! Bà cố gom chúng lại, bà gọi chúng bằng cách phát ra những tiếng rít tha thiết, bà không muốn chúng đi xa...

Bà có lý. Bởi vì dưới bóng một lùm cây, cách đó vài bước chân, hai con mắt đang hau háu nhìn. Đó là một con Repenomamus, loài động vật có vú lớn nhất thời bấy giờ. Thực ra, nó không mấy ấn tượng, nó chỉ dài 1 m. Nhưng đó là một sức mạnh của Tự Nhiên! Nó giống một con lửng, chân ngắn cùng cái đầu to, cái hàm khỏe mạnh và một cái đuôi dài rậm rạp. Trái ngược với mọi động vật có vú nhỏ bé sống ở thời bấy giờ, nó không rời khỏi hang vào ban đêm. Nó thích ánh sáng ban ngày. Nó đủ giỏi và hung hăng để khiến lũ khủng long ăn thịt muốn tính sổ với nó phải nản chí...

Nó chờ đợi khá lâu rồi. Repenomamus không muốn liều mạng vô ích, một cú mổ nghiệt ngã của bà mẹ có thể nghiền nát nó. Nó kiên nhẫn. Và nó biết rằng một cơ hội chẳng chóng thì chầy sẽ xuất hiện... Nó nhắm ngay một trong những bé khủng long Psittacosaurus đang ở cách xa tổ và đúng hướng của nó, chẳng hề biết đến nguy hiểm. Repenomamus lao ra và ngoạm lấy chú ta, giết chết chú ta chỉ bằng một cú đớp, trước khi quay gót và chạy trốn ngay tắp lự. Nó chạy không được nhanh lắm, giật cục đến là buồn cười, tuy nhiên, bà mẹ Psittacosaurus có thể làm gì chứ?

Cách động vật có vú chống lại khủng long ăn thịt
Repenomamus rình rập cướp Psittacosaurus con khỏi tổ để làm thức ăn. (Tranh: NXB Kim Đồng).

Bà lao tới gần nó cùng tiếng kêu xé ruột, nhưng bà buộc phải nhanh chóng từ bỏ cuộc rượt đuổi để quay lại trông chừng những bé khủng long khác. Cần phải nói rằng chúng không ngừng ngọ nguậy, kêu la, và tất cả sự huyên náo ấy có nguy cơ thu hút những kẻ săn mồi khác, động vật có vú hoặc khủng long... Dù sao thì cũng đã quá muộn, Repenomamus đã nuốt chửng kẻ khinh suất bé nhỏ, nguyên con, thậm chí còn không thèm cắn xé, cũng chẳng cần nhai.

Một điều chắc chắn là may mắn thay, những bà mẹ Psittacosaurus mỗi lần đều đẻ nhiều trứng. Bởi vì các bà không bao giờ có thể bảo vệ tất cả con cái của mình cùng một lúc, và mặc dù đã rất cố gắng, phần lớn chúng đều không sống được đến tuổi trưởng thành. Trong khi những tấn kịch như vậy diễn ra trên mặt đất, những khủng long-chim cất cánh và chơi trò trốn tìm trên ngọn cây, với những động vật có vú đang thử bắt chước chúng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Người Ai Cập cổ chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại

Người Ai Cập cổ chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại

Nếu quan sát các bức tranh Ai Cập cổ, người ta dễ nhận thấy chúng đều được vẽ theo phong cách mà sau này chúng ta gọi là 2D.

Đăng ngày: 04/08/2022
Đi săn

Đi săn "quái vật" khắp nơi, ai ngờ 2 con... tự trồi lên trước nhà

Theo Ancient Origins, một người hàng xóm của giáo sư Rowe đã báo với ông khi phát hiện một chiếc ngà khổng lồ trồi lên khỏi mặt đất trên một sườn đồi trong khu đất, chĩa thẳng về phía nhà giáo sư.

Đăng ngày: 04/08/2022
Xương hóa thạch kỷ Permi tiết lộ sinh vật tiền sử như lai giữa thằn lằn và hà mã

Xương hóa thạch kỷ Permi tiết lộ sinh vật tiền sử như lai giữa thằn lằn và hà mã

Các mảnh xương hóa thạch kỷ Permi tiết lộ một loài động vật tiền sử chưa từng được biết tới nhìn giống con lai giữa thằn lằn và hà mã.

Đăng ngày: 03/08/2022
Có thể bạn chưa biết: Gần 7000 năm trước, đàn ông trên thế giới từng suýt tuyệt diệt

Có thể bạn chưa biết: Gần 7000 năm trước, đàn ông trên thế giới từng suýt tuyệt diệt

Các nghiên cứu di truyền học có thể tiết lộ nhiều bí mật bị chôn vùi theo thời gian, từ nguồn gốc tổ tiên của chúng ta đến các loại bệnh dịch trong lịch sử.

Đăng ngày: 03/08/2022
Phát hiện báu vật từ con tàu đắm hơn 350 năm trước

Phát hiện báu vật từ con tàu đắm hơn 350 năm trước

Các nhà khảo cổ gần đây đã phát hiện nhiều cổ vật ở vùng biển của Bahamas, được cho là thuộc một con thuyền chở kho báu của Tây Ban Nha bị đắm cách đây hơn 350 năm.

Đăng ngày: 02/08/2022
Chủng virus Herpes đã có từ 5.000 năm trước?

Chủng virus Herpes đã có từ 5.000 năm trước?

Theo các tác giả của một nghiên cứu gần đây, chủng virus Herpes hiện đại gây ra mụn rộp ở mặt đã có từ khoảng 5.000 năm trước.

Đăng ngày: 02/08/2022
Giải mã những

Giải mã những "vụ chôn cất trên giường" thời trung cổ ở Anh

Việc chôn cất trên giường đã trở nên phổ biến vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên cùng với sự truyền bá của Cơ đốc giáo và nhanh chóng trở thành một nghi thức chôn cất thịnh hành của phụ nữ.

Đăng ngày: 02/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News