Cách gãi mũi đầy kỳ dị của hươu cao cổ mà ít người biết
Đảm bảo khi được hỏi, 99% người không biết loài hươu cao cổ ngoáy mũi bằng công cụ gì. Biết được bạn sẽ thét lên vì ngạc nhiên đấy!
Mỗi khi ngứa tai, nhột mũi, hẳn nhiên chúng ta sẽ ngay lập tức tận dụng ngón tay lên để ngoáy ngoáy, thỏa mãn cơn ngứa rồi. Thế nhưng nếu động vật lỡ may ngứa mũi thì chúng sẽ phải làm như thế nào nhỉ.
Nói đơn cử như loài hươu cao cổ có chiều cao hơn 6m, nặng 1,3 tấn này thôi, mỗi khi ngứa mũi, chúng sao có thể giơ chiếc chân bé tí lên để gãi được.
Thế nên anh chàng trông vẻ đỏm dáng này sẽ phải nhờ tới sự trợ giúp đắc lực của 1 bộ phận khác - đó chính là lưỡi.
Mỗi khi ngứa mũi, chúng sao có thể giơ chiếc chân bé tí lên để gãi được?
Hay nói 1 cách đơn giản hơn, lưỡi của hươu cao cổ không chỉ có tác dụng "nếm" thức ăn mà còn có nhiệm vụ - ngoáy tai, ngoáy mũi nữa.
Ít ai có thể ngờ rằng, chiếc lưỡi của hươu cao cổ có màu xanh đen và dài tới gần 50cm. Sở dĩ lưỡi của chúng có màu tối như vậy là nhằm bảo vệ lưỡi khỏi bị cháy nắng dưới tác động của ánh sáng Mặt trời.
Bạn cứ thử tưởng tượng xem với tần suất thè lưỡi ra để ăn trong nhiều giờ mỗi ngày, dưới ánh nắng, tia cực tím của Mặt trời thì chiếc lưỡi nào mới chịu đủ cơ chứ.
Nhưng công dụng đặc biệt hơn cả và có 1-0-2 của chiếc lưỡi này đó chính là việc hươu dùng lưỡi thay cho chức năng cầm nắm ở bàn tay vậy.
Hươu cao cổ sẽ dùng lưỡi để ngoáy mũi mỗi khi ngứa.
Lưỡi hươu cao cổ còn có thể tuốt lá trên cành cao, còn làm sạch tai, ngoáy mũi nữa chứ.
Phần đầu lưỡi khá nhỏ cùng độ dài khủng giúp hươu có thể luồn lách vào các hang ổ, trên mặt để gạt bỏ những chú côn trùng đi lạc hoặc "gãi ngứa" mỗi khi chúng bị nhột ở mũi, tai vậy.
Được biết, cấu tạo lưỡi của hươu cao cổ gần giống với lưỡi rắn - đặc biệt hữu ích khi lấy thức ăn. Chúng chỉ cần dùng lưỡi liếm xung quanh tán lá, giật mạnh và đưa lá vào miệng mà thôi.
Cấu tạo lưỡi của hươu cao cổ gần giống với lưỡi rắn - đặc biệt hữu ích khi lấy thức ăn.
Cùng với phần môi lớn phía trên của loài hươu cũng thực hiện chức năng giống cánh tay - kết hợp với lưỡi - nó như chiếc gọng kìm kẹp thực phẩm khi ăn.
Phần môi, lưỡi của hươu cao cổ được phủ 1 lớp mô nhú cứng giống như ngón tay để bảo vệ chúng khỏi bụi gai hay vết thương.
Giờ thì tuyến nước bọt "khủng" của hươu cao cổ sẽ làm nhiệm vụ còn lại - giúp tiêu hóa các lá cây đã lọt vào miệng hươu.
Lượng nước bọt này cũng vô cùng dính, chúng sẽ tạo 1 màng bọc bao quanh thực phẩm gai góc để giúp chúng trượt xuống thực quản hươu mà không gây tổn hại gì đến cho chú cả.