Cách hiểu khoa học về nấm Đông trùng hạ thảo

Vào Google thanh công cụ tìm kiếm bằng tiếng Việt, trong 0,54 giây đã cho hơn 2,700,000 kết quả về các thông tin liên quan đến nấm Đông trùng hạ thảo. Tra cứu bằng tiếng Anh thì kết quả thấp hơn (khoảng 160,000 kết quả).

Nấm Đông trùng hạ thảo đã được sử dụng từ lâu trong việc bồi bổ, nâng cao sức khỏe của con người. Tác dụng của Đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe trong cả đông và tây y là điều hiển nhiên, không thể phủ định. Tuy nhiên, vì tây y tiếp cận với Đông trùng hạ thảo muộn hơn đông y nên các tài liệu khoa học bằng tiếng Anh về các loại nấm Đông trùng hạ thảo cũng không nhiều.

Trong kết quả tìm kiếm, có đủ “thượng vàng, hạ cám”, nào là Đông trùng hạ thảo khô, Đông trùng hạ thảo tươi, Đông trùng hạ thảo thượng hạng, Đông trùng hạ thảo cao cấp, “con” Đông trùng hạ thảo”...khách hàng chọn loại nào, tên khoa học, xuất xứ tên gọi, chủng loại nấm Đông trùng hạ thảo, nấm tự nhiên và nấm “nuôi trồng”, nấm “nuôi cấy” giống và khác nhau như thế nào?

Nếu không hiểu kỹ, khách hàng có thể nhầm lẫn và chọn mua phải sản phẩm có giá cao quá mức so với giá trị thật, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Một số sản phẩm Đông trùng hạ thảo được nuôi trồng ở Tây Tạng, Buhtan,…có hình dạng tương tự Đông trùng hạ thảo quả thể trong tự nhiên, nếu không phải là những chuyên gia có hiểu biết về nấm Đông trùng hạ thảo thì rất khó phân biệt đâu là sản phẩm tự nhiên, đâu là sản phẩm nuôi trồng.

Các loại nấm Đông trùng hạ thảo quả thể

Đông trùng hạ thảo quả thể trong tự nhiên có nhiều loại, phổ biến hơn cả là nấm Đông trùng hạ thảo có tên khoa học trong tiếng Anh là: Cordyceps sinensis (lưu ý, một số tài liệu tiếng Anh có phân biệtOphiocordyceps sinensis” và “Cordyceps sinensis” theo mức độ chuyên sâu của nhóm/bộ phân loại đa dạng sinh học của nấm Đông trùng hạ thảo, trong khi có tài liệu không phân biệt về đặc điểm của nhóm, bên cạnh đó còn có nấm Cordyceps militaris.

Nấm Cordyceps sinensis (hoặc Ophiocordyceps sinensis) trong tự nhiên thường mọc ở độ cao trên 3.000m, ở Tây Tạng, trên dãy Himalaya, sinh trưởng ký sinh trên xác trùng chết, theo tiếng Hán – Việt gọi là Đông trùng hạ thảo.

Tên gọi khoa học theo tiếng Anh thì nấm Ophiocordyceps sinensis (cách gọi khác “Cordyceps sinensis”, hay nấm Cordyceps militaris khi dịch ra tiếng Hán – Việt đều chỉ dịch chung là Đông trùng hạ thảo.

Chính vì cách dịch này, mà có người hiểu nhầm Đông trùng hạ thảo là loài “nửa con – nửa cây, mùa Đông là con và mùa hè là cây”, về mặt khoa học không có loài nào như cách giải thích trên.

Với loài Ophiocordyceps sinensis thường mọc ở Tây Tạng, Buhtan và vùng núi cao lạnh trên dãy Himalaya thì xác con trùng chỉ là môi trường để cây nấm Đông trùng hạ thảo sống ký sinh, hút dưỡng chất từ sự phân hủy của con trùng chết và các chất hữu cơ xung quanh được chuyển hóa và nuôi nấm phát triển, hoàn toàn không có “con nào” gọi là “con Đông trùng hạ thảo” hay có loài nào “nửa con – nửa cây” như sự tưởng tượng của một số người hiểu sai về nấm Đông trùng hạ thảo.

Nắm bắt nhu cầu thị trường, một số sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo quả thể được nuôi trồng có nguồn gốc từ Tây Tạng, Bhutan được bán với giá cao, tuy nhiên, cần phân biệt sản phẩm nuôi trồng và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Vì sản phẩm tự nhiên rất quý hiếm và gần như đã được khai thác cạn kiệt.

Trong khi đó, sản phẩm đế Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc… chủ yếu là Cordyceps militaris dạng quả thể.

Cách hiểu khoa học về nấm Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo Việt nam chủ yếu là Cordyceps militaris dạng quả thể.

Tóm lại, Đông trùng hạ thảo dạng quả thể ở trong tự nhiên hay nuôi trồng một cách khoa học trong môi trường sạch, đều có tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên ở các môi trường và mức độ phát triển khác nhau, các loại nấm khác nhau, công nghệ nuôi cấy, nuôi trồng khác nhau sẽ cho các chỉ số các hoạt chất và tác dụng khác nhau.

Các loại nấm Đông trùng hạ thảo được làm giả, được kích hoạt hoặc âm ủ bằng các chất hóa học, đơn chất mang yếu tố nhân tạo sẽ không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây hại và gây ra các nguy cơ bệnh tật phát sinh khi sử dụng. Do vậy, khi sử dụng, khách hàng nên có kiến thức về nấm Đông trùng hạ thảo và chọn đúng sản phẩm theo nhu cầu, phù hợp giá trị chất lượng của sản phẩm và giá tiền.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dưỡng chất có nhiều trong cá là “khắc tinh” của ung thư

Dưỡng chất có nhiều trong cá là “khắc tinh” của ung thư

Axit béo không no đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta lại không thể tự mình tổng hợp được chúng.

Đăng ngày: 26/11/2020
Xuất tinh 'ít nhất 21 lần một tháng': Sự thật đằng sau con số đang gây sốt trên thế giới

Xuất tinh 'ít nhất 21 lần một tháng': Sự thật đằng sau con số đang gây sốt trên thế giới

Có nhiều quan điểm cho rằng nam giới nên xuất tinh với tần xuất nhất định thì mới tốt cho sức khỏe. Điều này có đúng không?

Đăng ngày: 25/11/2020
Thuốc đầu tiên trên thế giới chữa bệnh lão hóa sớm

Thuốc đầu tiên trên thế giới chữa bệnh lão hóa sớm

Trước đây, bệnh nhân bị lão hóa sớm sẽ chết ở tuổi vị thành niên do đột quỵ hoặc các vấn đề về tim mạch.

Đăng ngày: 25/11/2020
Lupus ban đỏ và vảy nến khác nhau như thế nào?

Lupus ban đỏ và vảy nến khác nhau như thế nào?

Lupus ban đỏ và vảy nến đều có triệu chứng nổi những mảng đỏ trên da nên khiến nhiều người nhầm lẫn.

Đăng ngày: 25/11/2020
5 tai biến sản khoa nguy hiểm nhất

5 tai biến sản khoa nguy hiểm nhất

Tai biến sản khoa là nỗi ám ảnh của nhân viên y tế bởi diễn biến nhanh, bất ngờ.

Đăng ngày: 24/11/2020
5 ngộ nhận về mụn trứng cá chúng ta thường gặp

5 ngộ nhận về mụn trứng cá chúng ta thường gặp

Những quan niệm sai lầm khiến nỗ lực của bạn trở nên vô ích và còn có thể làm mụn phát triển trầm trọng hơn.

Đăng ngày: 24/11/2020
Phát hiện yếu tố không rõ ràng gây ra nhồi máu cơ tim

Phát hiện yếu tố không rõ ràng gây ra nhồi máu cơ tim

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra nhồi máu cơ tim, mặc dù không có biểu hiện rõ ràng, là bệnh tiểu đường.

Đăng ngày: 24/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News