Cách khắc phục tình trạng chảy máu nướu răng

Chảy máu nướu là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu... Tuy nhiên, tin tốt là bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục và chữa khỏi bệnh ngay tại nhà. Cùng xem thử Bright Side đã chia sẻ những phương pháp điều trị tình trạng chảy máu nướu như thế nào bạn nhé!

Dùng gạc

Giống như bất kỳ vết thương nào khác, khi bị chảy máu, bạn nên giữ một miếng gạc ẩm vào khu vực chảy máu nướu để giúp cầm máu. Nhưng nếu tình trạng chảy máu nướu diễn ra quá thường xuyên thì bạn nên đến gặp nha sĩ sớm.

Sử dụng một miếng gạc lạnh để giảm sưng và một miếng gạc ấm để giảm đau

Giữ một miếng gạc lạnh hoặc một viên đá lạnh để cầm máu vùng nướu đang bị tổn thương. Nhưng nếu máu vẫn chảy ra ngay cả khi bạn đã chườm đá 10 phút thì nên chủ động tới gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một miếng gạc ấm sau đó để giảm đau. Tuy nhiên, cần nhớ chỉ sử dụng sau khi hết viêm.

Sử dụng nước muối súc miệng

Cho một thìa nhỏ muối biển vào một cốc nước ấm, sau đó khuấy đều lên cho muối hòa tan. Bạn ngậm một ngụm nước muối trong miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Làm điều này khoảng 4 - 5 lần và thực hiện vào buổi sáng với buổi tối.

Nước muối sẽ làm giảm sưng ở nướu răng và ngăn chặn tình trạng chảy máu nướu. Đồng thời, nó cũng tạo ra môi trường kiềm cao bên trong miệng để đẩy bỏ vi khuẩn khó tồn tại ra ngoài.

Dùng máy tăm nước

Máy tăm nước là một thiết bị bắn tia nước giúp làm sạch bên trong khoang miệng của bạn. Bạn có thể cho thêm nước súc miệng vào trong máy tăm nước để tăng hiệu quả kháng khuẩn tốt hơn. Khi dùng máy tăm nước để làm sạch nướu thì khả năng nhiễm trùng hay bị chảy máu nướu sẽ không còn tái diễn nữa.

Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn

Nước súc miệng là một thứ tuyệt vời giúp loại bỏ tình trạng viêm nướu gây chảy máu chân răng. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.

Dùng túi trà

Bạn nhúng túi trà vào trong nước sôi, sau 2 phút thì bỏ túi trà ra ngoài và để nguội. Tiếp đó, bạn đặt túi trà lên vùng nướu bị chảy máu và giữ nguyên trong vòng 5 phút.

Do trong trà có chứa axit tannic nên giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng nướu hiệu quả.

Ăn rau giòn

Những loại rau giòn như cần tây, cà rốt... sẽ giúp bạn loại bỏ cặn thức ăn trên răng, từ đó ngăn ngừa những bệnh về nướu. Việc ăn loại rau này cũng giúp tạo ra nước bọt làm sạch miệng. Và vì chúng chứa lượng đường và carbs thấp nên góp phần giảm bớt nguy cơ gây sâu răng.

Sử dụng mật ong

Bạn có thể súc miệng bằng nước ấm và dùng mật ong để xoa bóp nướu trong vòng 10 phút mỗi sáng. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng tự nhiên nên bạn chỉ cần bôi mật ong lên nướu chứ không cần bôi trực tiếp vào răng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung

Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung

Bạn không nên ăn kèm chuối với dưa hấu, đu đủ và chanh, dưa chuột cùng cà chua, cà rốt kết hợp cam...

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News