Cách kháng thuốc của siêu vi khuẩn
Theo chuyên san Genes and Development, một nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm các nhà khoa học đến từ Đại học Edinburgh (Scotland) đã xác lập được bản đồ cấu trúc phân tử phức tạp của một loại enzyme được tìm thấy trong rất nhiều vi khuẩn. Các phân tử này, được gọi là enzyme hạn chế, có chức năng kiểm soát tốc độ mà vi khuẩn có thể đạt được sức đề kháng với thuốc và cuối cùng trở thành siêu vi khuẩn.
>>> Vi khuẩn giúp người trường sinh
Cuộc nghiên cứu tập trung vào E.coli, nhưng kết quả có thể áp dụng cho nhiều loại vi khuẩn truyền nhiễm khác. Sau khi điều trị kéo dài bằng thuốc kháng sinh, vi khuẩn có thể phát triển để trở nên đề kháng với nhiều loại thuốc.
Vi khuẩn trở nên đề kháng bằng cách hấp thu ADN, thường là từ các vi khuẩn hoặc vi rút khác, trong đó có chứa thông tin di truyền cho phép vi khuẩn ngăn chặn hoạt động của thuốc. Enzyme hạn chế có thể làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình hấp thu. Các enzyme hoạt động theo cách này được cho là đã tiến hóa để hình thành cơ chế bảo vệ cho vi khuẩn.
Để nghiên cứu enzyme này hành động, các chuyên gia cho nó phản ứng với ADN từ một sinh vật khác. Họ lập mô hình cơ chế mà enzyme sử dụng để vô hiệu hóa ADN lạ trong khi vẫn bảo vệ vật liệu di truyền của chính vi khuẩn.
Khả năng của enzyme hạn chế trong việc cắt đứt vật liệu di truyền đã được các nhà khoa học áp dụng rộng rãi để cắt và dán các sợi ADN trong kỹ thuật di truyền. Tiến sĩ David Dryden, Trưởng nhóm nghiên cứu, nói: “Chúng tôi đã biết được rằng các enzyme này rất hiệu quả trong việc bảo vệ vi khuẩn không bị các loài khác tấn công. Hiện chúng tôi đã phác thảo được bức tranh về cách thức diễn ra điều này, một việc chắc chắn sẽ đem lại sự hiểu biết có giá trị trong việc giải quyết sự lây lan của siêu khuẩn kháng kháng sinh”.
Cuộc nghiên cứu trên là công trình hợp tác giữa Đại học Edinburgh với Đại học Leeds và Đại học Portsmouth (Anh) cùng các đối tác ở Ba Lan và Pháp.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè
Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.
