Cách "làm chuyện ấy" kỳ lạ của loài bọ có dương vật dài hơn cơ thể

Đây có thể là câu hỏi dễ bị nhầm là dòng mở đầu của một trò đùa liên quan đến côn trùng: Làm sao để một con bọ rùa có dương vật dài hơn cả cơ thể nó giao phối với bọ cái mà không gây tổn thương hay bị gãy?

Tuy nhiên, câu trả lời có thể giúp cải tiến phương pháp luồn ống thông y tế theo cách an toàn hơn hiện nay.
Các nhà khoa học nghiên cứu phương pháp giao phối của loài bọ rùa sống trên cây khế đã phát hiện ra nhiều đặc điểm khác thường giúp bộ phận sinh dục cực dài với phần đầu mềm và cong như lưỡi câu của loài động vật này làm việc của nó.

Cách làm chuyện ấy kỳ lạ của loài bọ có dương vật dài hơn cơ thể
Hình ảnh bộ phận dương vật dài hơn cơ thể của loài bọ rùa sống trên cây khế. (Ảnh: Livescience).

Nếu chỉ qua sẽ thấy hoạt động tình dục của loài bọ rùa gần như là điều không thể.

Biểu đồ cho thấy cơ quan sinh dục của con bọ rùa cái giống như đường xoắn ốc, nên dương vật của con bọ đực phải luồn lách qua nhiều vòng để có thể giao phối.

Và bằng cách nào đó, con bọ đực có thể hoàn tất hành trình này mà không bị gãy bộ phận sinh dục.

Trong một nghiên cứu mới vừa đăng trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học ở ĐH Kiel (Đức) soi dưới kính hình hiển vi bộ phận sinh dục của những con bọ rùa đã được giải phẫu và thử bẻ cong bộ phận này để hiểu rõ hơn cách thức hoạt động kỳ lạ của nó.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra là bộ phận sinh dục rất dài đó khác nhau về độ cứng ở từng khúc.

Phần chân của bộ phận này rất cứng nhưng càng đến phần đầu càng mềm, giúp nó có thể luồn lách qua nhiều khúc cong.

Cách làm chuyện ấy kỳ lạ của loài bọ có dương vật dài hơn cơ thể
Hình dưới cùng bên trái là biểu đồ bộ phận sinh dục của bọ rùa cái. Bộ phận sinh dục của bộ rùa đực phải luồn qua cấu trúc xoắn nhiều tầng như vậy để làm nhiệm vụ giao phối. (Ảnh: Livescience).

Dương vật của bọ rùa là một trong nhiều cấu trúc siêu dài để phục vụ những mục đích quan trọng trong thế giới côn trùng. Một số loại côn trùng có ống dẫn trứng hay những chiếc mũi siêu dài, giúp con vật thực hiện các nhiệm vụ khó như luồn sâu vào cấu trúc mỏng mà không gây tổn hại. Các nhà nghiên cứu cho rằng cơ chế hoạt động đó giúp các chuyên gia y tế khắc phục một số thách thức trong quy trình luồn ống thông y tế.

“So sánh những nét tương quan về cấu trúc giữa hệ thống sinh học của dương vật bọ cánh cứng và ống thông y tế trong việc luồn vào những cấu trúc dài và mỏng trong không gian hẹp, kết quả của chúng tôi có thể cung cấp một số gợi ý để cải tiến thêm quy trình luồn ống thông y tế hiện này”, các tác giả viết trong bài báo.

Cách làm chuyện ấy kỳ lạ của loài bọ có dương vật dài hơn cơ thể
Bọ rùa sống trên cây khế.

Theo nhóm nghiên cứu, hạn chế lớn nhất trong quá trình luồn ống thông y tế là nguy cơ gây ra biến chứng do nhiều yếu tố khác nhau như vị trí đầu không chính xác.

Các nhà nghiên cứu nói rằng cơ chế của bọ rùa sống trên cây khế nên được cân nhắc và nghiên cứu thêm để có hình ảnh rõ ràng hơn về cơ chế hoạt động của chúng.

“Dù có những hạn chế trong việc thay đổi cấu trúc của ống thông y tế do mục đích sử dụng phức tạp và đa dạng, nhưng hệ thống tự kiểm soát của bộ phận sinh dục của bọ rùa trên cây khế có tiềm năng ứng dụng vào mục đích này”, nhóm nghiên cứu đề xuất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Kỳ lạ loài cây duy nhất ở Việt Nam có khả năng đặc biệt: Sinh và nuôi

Kỳ lạ loài cây duy nhất ở Việt Nam có khả năng đặc biệt: Sinh và nuôi "con”

Loài cây này còn được biết đến với công dụng lớn trong việc điều trị nhiều bệnh lý hay có giá trị đáng kể trong sản xuất, kinh doanh.

Đăng ngày: 16/01/2018
Phát hiện loài nấm hiếm phun

Phát hiện loài nấm hiếm phun "mây" bào tử

Các bào tử bên trong nấm gaestrum, hay nấm ngôi sao đất, thoát ra khi gặp tác động từ bên ngoài.

Đăng ngày: 12/01/2018
Loài kiến giết đồng loại để ngăn dịch bệnh lan rộng

Loài kiến giết đồng loại để ngăn dịch bệnh lan rộng

Các nhà khoa học châu Âu và Australia phát hiện loài kiến Lasius neglectus sẽ loại trừ những con nhiễm bệnh nặng trong đàn, tránh dịch bệnh lan rộng, UPI hôm 9/1 đưa tin.

Đăng ngày: 12/01/2018
Bất ngờ với loài cây đẹp lộng lẫy nhưng lại có khả năng gây ra cái chết đau đớn

Bất ngờ với loài cây đẹp lộng lẫy nhưng lại có khả năng gây ra cái chết đau đớn

Hoa nguyệt quế núi thường nở rộ vào tháng 5, tháng 6, có hình tròn, mọc thành chùm gồm nhiều màu khác nhau, từ màu trắng, hồng nhạt, hồng đậm, màu đỏ.

Đăng ngày: 12/01/2018
Công nghệ gene có thể biến con người thành siêu nhân

Công nghệ gene có thể biến con người thành siêu nhân

Mặc dù là một sinh vật tiến hoá cao, song không thể nói rằng con người đã đạt đến mức hoàn hảo. Chúng ta vẫn dễ bị tổn thương trước các dịch bệnh, chân không chạy nhanh như báo, cơ thể không dẻo dai như mèo, mũi không thính như chó, mắt không tinh như đại bàng...

Đăng ngày: 10/01/2018
Hoa súng khổng lồ tưởng đã tuyệt chủng xuất hiện ở Paraguay

Hoa súng khổng lồ tưởng đã tuyệt chủng xuất hiện ở Paraguay

Cây hoa súng khổng lồ có tên khoa học Victoria cruziana xuất hiện trở lại ở phụ lưu sông Paraguay cách thủ đô Asunción 25km về phía bắc, BBC hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 10/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News