Cách nhận biết các khớp bị thoái hóa
Người bệnh thường đau tại chỗ (thoái hóa cột sống thắt lưng), đau cổ kèm nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt (thoái hóa cột sống cổ) hoặc khớp phát ra tiếng lạo xao (thoái hóa gối)...
Bệnh thoái hóa khớp tiến triển chậm và âm thầm. Theo Viện nghiên cứu quốc gia Mỹ về các bệnh cơ, xương, khớp và da (NIAMS), thoái hóa khớp khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Các thống kê cho thấy, có đến một nửa bệnh nhân chẩn đoán thoái hóa khớp bằng phim X-quang nhưng không có triệu chứng lâm sàng.
Thoái hóa khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc và cuộc sống.
Khi có dấu hiệu của bệnh, nhiều người trẻ thường nảy sinh tâm lý chủ quan, do nhầm tưởng thoái hóa khớp chỉ người già mới mắc. NIAMS cho biết, nam giới dưới 45 tuổi là đối tượng dễ bị thoái hóa khớp. Ngược lại, sau tuổi 45, bệnh xảy ra phổ biến ở phụ nữ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến chức năng vận động, thậm chí gây tàn phế. Theo chuyên gia, khi có các biểu hiện dưới đây, người ngoài 35 tuổi nên chú ý.
Thoái hóa cột sống thắt lưng: Triệu chứng khởi phát là đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng, đôi khi đau đột ngột do mang vác nặng hay sai tư thế. Các cơn đau có thể liên tục hoặc từng đợt, nhưng đau tại chỗ, không lan xa, hay tái phát, đau tăng khi thay đổi tư thế, vận động nhiều hoặc thay đổi thời tiết. Khi nằm nghỉ, các cơn đau giảm nhẹ.
Thoái hóa cột sống cổ: Dấu hiệu lâm sàng là đau vùng cổ gáy cấp hoặc mãn tính, đau tăng khi mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, thời tiết thay đổi… Đau cổ kèm nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt vào buổi sáng. Đôi khi, người bệnh còn cảm thấy tê tay do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép hoặc nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mờ mắt, nuốt vướng… do ảnh hưởng của động mạch đốt sống cổ.
Thoái hóa khớp gối: Triệu chứng dễ thấy nhất vẫn là những cơn đau mặt trước hoặc trong khớp gối, đau tăng khi vận động, lên xuống bậc thang, ngồi xổm, gấp gối, thay đổi thời tiết… Khi di chuyển, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo trong khớp gối. Thỉnh thoảng, khớp gối có thể cứng hoặc sưng to.
Người bệnh nên sớm thăm khám khi có các triệu chứng thoái hóa khớp.
Khi có dấu hiệu cảnh báo thoái hóa khớp, người bệnh nên sớm đi thăm khám bác sĩ, chẩn đoán bệnh bằng công nghệ hiện đại và áp dụng các liệu pháp phục hồi xương khớp. Bệnh có thể điều trị bằng liệu pháp dinh dưỡng, tập luyện và thay đổi các thói quen có hại cho khớp nếu được phát hiện sớm.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
