Cách tắm theo y học cổ truyền Ấn Độ giúp phục hồi cơ bắp và cải thiện làn da

Tắm chậm theo thứ tự tay - chân - đầu, ngâm mình với lá neem, massage bằng dầu mù tạt để phục hồi cơ bắp và cải thiện làn da.

Theo Ayurveda (một hệ thống y học Hindu truyền thống của Ấn Độ), bạn nên dùng nước nóng để làm sạch cơ thể và nước lạnh cho phần đầu vì nước nóng có hại cho mắt và tóc. 

Tắm nước nóng hoặc nước lạnh có thể trị liệu các bệnh khác nhau. Bệnh nhân mắc bệnh gan, khó tiêu... nên tắm nước lạnh. Người mắc rối loạn hô hấp, cảm lạnh, ho, đau khớp, tiểu đường... nên chọn nước nóng. Việc tắm nước nào còn phụ thuộc vào nhiệt độ của cơ thể. Một người thân nhiệt cao nên tắm với nước ở nhiệt độ thấp hơn cơ thể của họ và ngược lại.

Cách tắm theo y học cổ truyền Ấn Độ giúp phục hồi cơ bắp và cải thiện làn da
Tắm với nước nóng ngâm lá neem Ấn Độ giúp thư giãn, cải thiện sức khỏe và làn da. (Ảnh: Ulpotha).

Cách tắm theo Ayurveda

  • Tắm từ tay chân lên đầu: Bắt đầu bằng cách rửa ngón chân trước và sau đó di chuyển lên trên đầu. Bạn nên tắm một cách chậm rãi để mọi bộ phận trên cơ thể tiếp xúc với nước và làm sạch đúng cách.
  • Xà phòng: Tránh các loại xà phòng chứa hóa chất trên thị trường. Bạn có thể ngâm lá neem Ấn Độ một thời gian, sau đó tắm với nước này để cải thiện sức khỏe và làn da.
  • Massage: Xoa bóp cơ thể với dầu mù tạt hoặc dầu mè trước khi tắm giúp phục hồi da và các cơ bắp.
  • Không tắm quá lâu: Bạn không được vội vàng nhưng cũng không nên tắm quá lâu. Để vệ sinh tốt hơn, bạn có thể tắm hai lần một ngày.

Những lợi ích của tắm nước nóng và lạnh

Tắm nước nóng làm sạch cơ thể và duy trì vệ sinh cá nhân tốt hơn. Hơi nước nóng giúp thông đường thở, giảm cảm lạnh, cải thiện giấc ngủ. Ngâm mình trong nước nóng để thư giãn cơ bắp, giảm lượng đường trong cơ thể, giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng đường của bệnh nhân tiểu đường giảm 13% khi ngâm mình trong bồn nước nóng khoảng 30 phút trong ba tuần.

Nước lạnh kích thích dây thần kinh, giúp bạn hết buồn ngủ và sảng khoái vào buổi sáng. Tắm nước lạnh thúc đẩy sản xuất các tế bào chống nhiễm trùng, tăng khả năng miễn dịch và điều trị trầm cảm. Nhiều nghiên cứu chứng minh nước lạnh kích thích giải phóng testosterone, tăng ham muốn tình dục, cải thiện sức khỏe sinh sản ở nam giới. Khi tắm nước lạnh, bạn có xu hướng nín thở và từ từ thở ra, chức năng phổi sẽ cải thiện với thói quen này.

Ayurveda là một hệ thống y học Hindu truyền thống của người Ấn Độ, có niên đại trên 5.000 năm. Nó khởi nguồn từ nền văn hóa Vedic của Ấn Độ, được coi là khoa học chữa bệnh lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Hiện Ayurveda đã trở thành một trường phái y học có đầy đủ lý luận và thực hành, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Sự thật giật mình: Tắm nắng cho trẻ sơ sinh, vừa sai lầm vừa nguy hiểm

Sự thật giật mình: Tắm nắng cho trẻ sơ sinh, vừa sai lầm vừa nguy hiểm

Trên thế giới không có khuyến cáo tắm nắng hay phơi nắng cho trẻ. Ngoài ra, việc phơi nắng cho trẻ ở các TP lớn có thể khiến trẻ hít phải lượng khói bụi, ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đăng ngày: 29/05/2019
Phát triển thuốc giải nọc độc rắn trên cơ sở kháng thể đối với HIV

Phát triển thuốc giải nọc độc rắn trên cơ sở kháng thể đối với HIV

Theo The Guardian, một nhóm khoa học gồm các chuyên gia Ấn Độ, Kenya, Nigeria, Anh và Mỹ đang chuẩn bị hợp tác phát triển một loại thuốc giải độc phổ quát chống lại nọc độc của bất kỳ loài rắn nào sống ở châu Phi hoặc Ấn Độ.

Đăng ngày: 29/05/2019
Loại thuốc đắt nhất thế giới

Loại thuốc đắt nhất thế giới

Liệu pháp gene điều trị chứng teo cơ cột sống của Novartis có giá hơn 2 triệu USD một liệu trình.

Đăng ngày: 28/05/2019
Tìm ra cách bảo quản vắc xin không cần làm lạnh trong nhiều tháng

Tìm ra cách bảo quản vắc xin không cần làm lạnh trong nhiều tháng

Vắc xin hoàn toàn không tốt nếu bị hư hỏng bởi sức nóng trong quá trình bảo quản khi di chuyển. Do đó, làm thế nào để giữ được chất lượng của vắc xin luôn khiến các nhà khoa học phải tính toán.

Đăng ngày: 28/05/2019
Kiểu ăn

Kiểu ăn "nhà nghèo" đẩy lùi cái chết do bệnh tim mạch

Nghiên cứu mới từ Na Uy phát hiện một kiểu ăn nhà nghèo đem lại vô số lợi ích sức khỏe, thậm chí cứu sống người bệnh tim mạch thông qua tác động trung gian lên đường ruột.

Đăng ngày: 28/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News