Cải thiện tình trạng lão hóa bằng liệu pháp "ma cà rồng"?

Những nghiên cứu mới đây trên chuột cho thấy, những con chuột già trở nên khỏe mạnh hơn và có hệ thần kinh được cải thiện sau khi được truyền máu từ những con chuột non hơn.

Kết quả của những nghiên cứu này được hy vọng là sẽ mở đường cho những nghiên cứu sâu hơn giúp cải thiện tình trạng lão hóa.


Mô hình 3D mô tả mạch máu chuột già phát triển hơn sau khi được tiêm máu chuột trẻ. (Nguồn: AP)

Saul Villeda, tác giả của nghiên cứu thuộc đại học California (San Francisco) đã tiến hành thí nghiệm trên những con chuột tương đương với người ở độ tuổi 20 và 60. Nhóm nghiên cứu liên tiếp tiêm cho những con chuột già máu của những con chuột già khác hoặc máu của những con chuột non hơn.

Những con được tiêm máu chuột non có biểu hiện tốt hơn khi kiểm tra trí nhớ và khả năng nhận thức. Ví dụ, chúng nhớ được đường về một cái bục bị che khuất trong một mê cung tốt hơn so với những con được tiêm máu chuột già.

Villeda cho biết nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu thứ gì trong máu chuột non tạo ra sự khác biệt này.

Hai nghiên cứu khác từ đại học Harvard lại tập trung vào một loại protein gọi là GDF11 dồi dào trong máu chuột non hơn chuột già. Amy Wagers, người tham gia vào cả hai nghiên cứu cho biết loại protein này cũng có trong máu người và cũng suy giảm khi con người già đi.


Thí nghiệm với chuột. (Nguồn: Daily mail)

Các nhà khoa học của Harvard cũng phát hiện ra việc tiêm máu chuột non vào chuột già khiến các mạch máu trong não phát triển và giúp máu lưu thông hơn.

Việc tiêm GDF11 cũng có tác dụng tương tự. Lee Rubin, một tác giả nghiên cứu cho biết những kết quả này có thể giúp những nghiên cứu sau tìm ra cách chữa trị những bệnh thần kinh liên quan đến tuổi tác, thậm chí có thể chữa được cả chứng suy giảm trí nhớ ở người.

Tuy nhiên cả Wagers và Villeda đều cho biết hiện vẫn chưa rõ liệu GDF11 có phải là lời giải thích cho kết quả nghiên cứu của Villeda hay không. Wagers cũng cho rằng có thể có những chất khác trong máu có thể làm được điều này.


Mô hình 3D máu chuột non. (Nguồn: AP)


Mô hình 3D máu chuột già. (Nguồn: AP)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News