Căn bệnh máu di truyền ám ảnh Hoàng gia Anh
Nữ hoàng Victoria là người đầu tiên thuộc Hoàng gia Anh bị rối loạn đông máu, từ đó truyền sang nhiều con cháu.
Rối loạn đông máu là căn bệnh ít gặp với tỷ lệ một trên 10.000 người. Nó đeo bám Hoàng gia Anh suốt một thời gian dài.
Theo Newsweek, mữ hoàng Victoria được cho là người đầu tiên trong Hoàng gia Anh bị rối loạn đông máu và đã truyền sang ba người con của mình là công chúa Alice, công chúa Beatrice và hoàng tử Leopold.
Nữ hoàng Victoria thời trẻ. (Ảnh: Pinterest).
Hoàng tử Leopold được chẩn đoán rối loạn đông máu từ nhỏ. Lớn lên, ông thường xuyên bị đau khớp, một triệu chứng thường thấy ở rối loạn đông máu, đến mức phải chuyển sang sống ở Cannes (Pháp). Năm 30 tuổi, ông qua đời do xuất huyết não sau một tai nạn.
Công chúa Alice và công chúa Beatrice đều mang gene đột biến. Họ kết hôn với các gia đình hoàng tộc khác ở châu Âu, khiến một số hậu duệ sau này mắc bệnh.
Friedrich, con thứ năm của công chúa Alice tử vong vì rối loạn đông máu lúc mới hai tuổi. Irene, chị gái Friedrich kết hôn với hoàng tử Henry của nước Phổ, truyền căn bệnh sang hai con trai là hoàng tử Waldemar và hoàng tử Henry. Hai hoàng tử lần lượt qua đời lúc 4 tuổi và 56 tuổi.
Trong khi đó, Victoria Eugenie, con gái công chúa Beatrice mang chứng rối loạn đông máu đến Tây Ban Nha qua cuộc hôn nhân với vua Alfonso XIII. Trong số năm đứa con của họ, hai người con trai mắc bệnh và tử vong khi còn rất trẻ. Một con gái cũng mang gene đột biến nhưng con cháu của cô không bị bệnh.
Rối loạn đông máu có hai thể A và B. Cả hai đều bắt nguồn từ đột biến gene trên nhiễm sắc thể X, một trong hai loại nhiễm sắc thể đặc trưng cho giới tính. Nhờ có đến hai nhiễm sắc thể X, phụ nữ hiếm khi bị rối loạn đông máu.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, khi mắc chứng rối loạn đông máu, các gene mã hóa protein ngăn chảy máu bị đột biến khiến cơ thể không thể hoặc rất khó cầm máu. Rối loạn đông máu gây chảy máu tự phát ở mọi bộ phận, bao gồm khớp và não.
Đột biến của nữ hoàng Victoria ảnh hưởng tới yếu tố đông máu IX nên hậu duệ của bà có khả năng mắc rối loạn đông máu thể B. Tuy vậy, ngày nay, dường như căn bệnh này đã dừng lại.
Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nữ hoàng Elizabeth II, người có quan hệ huyết thống với nữ hoàng Victoria, bị rối loạn đông máu. Hơn nữa, nguy cơ mắc bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào gene người mẹ. Vợ hoàng tử William và Harry đều không phải hậu duệ của nữ hoàng Victoria nên việc di truyền rối loạn đông máu gần như không thể xảy ra.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
