Cảnh báo nguy cơ từ các vệ tinh Starlink

Từ khi các vệ tinh Starlink được phóng lên quỹ đạo, số lần “chạm trán” giữa chúng và các tàu vũ trụ cũng như rác không gian đã tăng hơn gấp đôi.

Xu hướng đáng ngại

Những người điều hành vệ tinh liên tục phải di chuyển vị trí của các vật thể này. Bởi, các cuộc “đụng độ” với những tàu vũ trụ khác và rác không gian có thể xảy ra thường xuyên.

Song, theo ước tính dựa trên các dữ liệu hiện tại, với số lượng lớn vệ tinh Starlink của SpaceX, tình trạng va chạm này được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng.


Có khoảng 1.600 vụ “chạm trán” mỗi tuần.

Theo ông Hugh Lewis - người đứng đầu Nhóm Nghiên cứu Du hành vũ trụ tại Đại học Southampton, Vương quốc Anh, các vệ tinh Starlink của SpaceX đã gây ra khoảng 1.600 cuộc “chạm trán” giữa hai tàu vũ trụ mỗi tuần. Con số này bao gồm cả khi các vệ tinh cách nhau 1 km.

Ông Lewis - chuyên gia hàng đầu của châu Âu về các mảnh vỡ không gian, đưa ra các ước tính thường xuyên về tình hình quỹ đạo dựa trên cơ sở dữ liệu Socrates (Báo cáo liên kết quỹ đạo vệ tinh đánh giá các vụ va chạm trong không gian).

Công cụ này, do hệ thống Celestrack quản lý, cung cấp thông tin về quỹ đạo vệ tinh, cũng như mô hình hóa quỹ đạo của chúng trong tương lai. Nhờ đó, giúp đánh giá rủi ro va chạm giữa các vệ tinh. Ông Lewis nhận thấy xu hướng đáng lo ngại trong dữ liệu phản ánh sự triển khai nhanh chóng của vệ tinh Starlink.

“Tôi đã xem xét dữ liệu từ tháng 5/2019, khi Starlink được phóng lần đầu tiên. Từ đó, số lượng các cuộc chạm trán được thu thập bởi cơ sở dữ liệu Socrates đã tăng hơn gấp đôi. Hiện tại, chúng ta đang ở trong tình huống khi Starlink là nguyên nhân gây ra 1/2 số lần chạm trán”, ông Lewis cho biết.

Siemak Heser - Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Kayhan Space có trụ sở tại Boulder, Colorado (Mỹ) đã xác nhận, tình trạng này đang diễn ra. Công ty của ông Heser - nơi phát triển một hệ thống quản lý giao thông không gian, ước tính: Trung bình, một nhà điều hành quản lý khoảng 50 vệ tinh sẽ nhận được 300 cảnh báo chính thức mỗi tuần.

Các cảnh báo này bao gồm những cuộc chạm trán với vệ tinh khác, cũng như mảnh vỡ. Trong con số 300 này, có 10 cảnh báo yêu cầu người vận hành thực hiện các thao tác giúp vệ tinh tránh nhau.

Kayhan Space ước tính dựa trên dữ liệu do Mạng lưới Giám sát Không gian Mỹ cung cấp. Mạng lưới radar và kính thiên văn này, do Lực lượng Không gian Mỹ quản lý, giám sát chặt chẽ khoảng 30.000 vệ tinh đã và đang hoạt động, cũng như các mảnh vỡ có kích thước 4 inch (10cm). Mạng lưới đồng thời cung cấp dữ liệu vị trí chính xác nhất của các vật thể quay xung quanh.


Starlink được điều khiển dựa trên hệ thống tránh va chạm tự động.

Chấp nhận rủi ro?

Bất chấp những lo ngại, đến nay, chỉ 3 vụ va chạm trên quỹ đạo được xác nhận đã xảy ra. Nhà vật lý thiên văn và theo dõi vệ tinh Jonathan McDowell tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian ở Cambridge, Massachusetts, đã tìm thấy bằng chứng trong dữ liệu Space-Track rằng, vệ tinh khí tượng Yunhai 1-02 của Trung Quốc đã bị một mảnh vỡ không gian rơi trúng vào tháng 3.

Vụ va chạm không gian tồi tệ nhất được biết đến trong lịch sử xảy ra vào tháng 2/2009. Thời điểm đó, vệ tinh viễn thông Iridium 33 của Mỹ và vệ tinh quân sự đã ngừng hoạt động Kosmos-2251 của Nga bị rơi ở độ cao 789 km. Vụ việc đã tạo ra hơn 1.000 mảnh vỡ lớn trên 4 inch (10 cm). Nhiều mảnh vỡ trong số này sau đó  đã góp phần gây ra các sự cố quỹ    đạo khác.

Chuyên gia Lewis lo ngại, với số lượng vệ tinh ngày càng tăng, nguy cơ cao là người điều khiển tại một thời điểm nào đó sẽ đưa ra quyết định sai lầm. Các cuộc di chuyển giúp vệ tinh tránh va chạm sẽ gây tốn nhiên liệu, thời gian và công sức. Do đó, các nhà khai thác luôn đánh giá cẩn trọng những rủi ro như vậy.

“Trong tình huống nhận được cảnh báo hằng ngày, bạn không thể điều động mọi thứ. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là bạn đang chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. Vấn đề là một lúc nào đó, bạn có thể đưa ra quyết định sai lầm”, ông Lewis cảnh báo.

Trong khi đó, ông Hesar nói rằng, vị trí của các vệ tinh và mảnh vỡ có thể được ước tính sai. Trong trường hợp vệ tinh hoạt động, sai số về khoảng cách có thể là 330 feet (100 mét). Ở hiện tại và tương lai gần, tránh va chạm là cách tốt nhất của chúng tôi. Những người nói rằng “sẽ chấp nhận rủi ro” là vô trách nhiệm.

Ông Lewis bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của các vệ tinh Starlink đối với sự an toàn của hoạt động trên quỹ đạo. Chúng tôi đang ở trong một tình huống mà hầu hết các hoạt động sẽ liên quan đến Starlink. Trước đây, họ là nhà cung cấp dịch vụ phóng, bây giờ họ là nhà điều hành vệ tinh lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, họ mới thực hiện điều đó 2 năm nên có thể thiếu kinh nghiệm.

SpaceX dựa trên một hệ thống tránh va chạm tự động. Nhờ đó, giúp vệ tinh Starlink tránh xa các tàu vũ trụ khác. Tuy nhiên, điều đó đôi khi có thể gây ra các vấn đề khác. Hệ thống này tự động thay đổi quỹ đạo dự báo. Do đó, theo ông Lewis, các dự đoán va chạm sẽ trở nên phức tạp hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News