Cảnh sát Mỹ bị kiện vì dùng công nghệ nhận diện khuôn mặt bắt nhầm người
Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) mới đây đã đệ một đơn kiện thay mặt cho anh Robert Williams. Anh này được cho là đã bị cảnh sát Detroit bắt giữ nhầm do lỗi của công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Lỗi của công nghệ nhận diện khuôn mặt đã khiến cảnh sát bắt nhầm người.
Sở cảnh sát Detroit đã bắt giữ anh Williams vào năm 2019 sau khi kiểm tra video an ninh của một cửa hàng để điều tra vụ trộm. Một người cảnh sát đã sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt dựa trên một bức ảnh được trích xuất từ video, hệ thống chỉ ra rằng anh Williams chính là thủ phạm. Cảnh sát sau đó chọn một loạt những bức hình của những người tình nghi để phỏng vấn một người bảo vệ của cửa hàng (mà không trực tiếp có mặt trong lúc vụ án xảy ra), và lập lệnh khám ngay sau khi người này chọn ảnh của anh Williams.
Anh Williams bị bắt khi đang trên đường từ nơi làm về nhà và phải ở trong trại tạm giam 30 tiếng. ACLU ngay sau đó đã gửi đơn khiếu nại giúp anh này được thả, và cảnh sát nói rằng sẽ không ghi vụ án này vào hồ sơ của anh.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt không phải lúc nào cũng cho ra kết quả chính xác.
ACLU cho rằng cảnh sát đã bắt giữ anh Williams khi mà họ biết rằng công nghệ nhận diện khuôn mặt không phải lúc nào cũng cho ra kết quả chính xác, đặc biệt là với những người da màu trong các bức ảnh chất lượng kém. Sở cảnh sát phải thừa nhận vụ bắt giữ này dựa trên những chứng cứ chưa xác thực. Từ đó đến nay cũng đã có 2 vụ án bắt nhầm người liên quan đến công nghệ nhận diện khuôn mặt, một là anh Michael Oliver cũng tại Detroit và một vụ án khác bên ngoài thành phố này.
Hiện nay đã có hàng ngàn vụ bắt giữ dựa trên kết quả của nhận diện khuôn mặt, nhưng những trường hợp bị nhầm lẫn kể trên khiến nhiều người tỏ ra phản đối. Những công ty công nghệ lớn như Microsoft, IBM hay Amazon đã đưa ra tuyên bố rằng sẽ không chia sẻ công nghệ của mình với cảnh sát.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
