“Cánh tay ma” xuất hiện trên ngực
“Cánh tay ma” là gì? Các nhà khoa học lý giải vì sao một “cánh tay ma” xuất hiện từ ngực một bệnh nhân.
“Các chi (tay hoặc chân) ma” (phantom limb) là thuật ngữ mà giới y học dùng để diễn tả hiện tượng rất thông thường ở một người sau khi đã bị cưa cụt cánh tay hoặc cẳng chân do tai nạn, nhưng tại vị trí trước đây của tay và chân vẫn có cảm giác như nóng, lạnh, ngứa ngáy, đau buốt… giống như chúng đang tồn tại. Cái cánh tay vô hình đó gọi là “cánh tay ma” (phantom arm). Song có một trường hợp đặc biệt là một bệnh nhân vẫn còn đủ cả chân lẫn tay lại luôn luôn có cảm giác mình có một “cánh tay ma” mọc ra từ giữa ngực.
Cánh tay ma và bản đồ cảm giác sôma trên não ở người bình thường.
Ảnh: Vietnamnet
Bệnh nhân được kể đến trên Tạp chí The Journal of Neuropsychiatry and Clinical Neurosciences, là một phụ nữ 31 tuổi không có bất cứ chi nào bị cưa những sở dĩ bị ám ảnh bởi một “cánh tay ma” vì bà ta bị tổn thương trên não, những thông tin giữa cơ thể và “bản đồ giác quan sôma” (somatosensory map, tức bản đồ phân công vùng nào trêcn não chỉ huy bộ phận nào trên cơ thể) trên não bị rối loạn.
Bà ta luôn than phiền với bác sĩ là bà ta có một “cánh tay ma” từ ngực đâm xuyên ra và bà bị đau đớn khôn nguôi trên suốt chiều dài của “cánh tay vô hình” dài đúng bằng chiếc cánh tay thật của bà. Bà có kể lại rằng cảm giác “cánh tay ma” xuất hiện sau trận bà bị liệt cả tứ chi (tetraplegia), kéo dài 14 tháng mới bình phục.
Trước đây, các nhà y học đã nói nhiều về trường hợp “cánh tay ma” khi cánh tay thực không còn. Sở dĩ những người bị cụt chân tay vẫn có “cánh tay ma” vì “tấm bản đồ cảm giác sôma” vẫn tồn tại trên não mà chưa bị xóa. Nhưng trong trường hợp này, “cánh tay ma” lại mọc từ ngực và hai cánh tay kia vẫn nguyên vẹn.
Các nhà nghiên cứu giải thích trên cơ sở những lý thuyết sẵn có và gần như được mọi người thừa nhận là: các tổn thương trên não đã khiến cho “tấm bản đồ cảm giác sôma” được vẽ ra cho các bộ phận trên cơ thể bị sắp xếp lại và mối liên hệ truyền dẫn giữa các vùng (trên tấm bản đồ cảm giác, vai và ngực nằm rất sát nhau) bị chuyển chuyển chỗ.
Vùng liên kết vai-cánh tay bị ngắt đoạn, chuyển thông tin từ nơron nối với vùng ngực trên, pha trộn các cảm giác với nhau và ngực nhận được những cảm giác lạ vốn dành cho cánh tay.
Chính điều đó làm bệnh nhân có cảm giác là cánh tay phụ mọc ra từ ngực của mình.

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau
Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể
Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
