Câu chuyện về chú voi cô độc 40 năm ở Philippines

Mali được nhiều người đặt tên là "con voi cô đơn nhất hành tinh".

Được sinh ra ngoài thiên nhiên hoang dã ở Sri Lanka vào năm 1974, voi Mali thuộc giống voi châu Á. Tới năm 3 tuổi, Mali bị tách khỏi gia đình và đem đến nuôi nhốt ở sở thú Manila, Philippines, ngày ngày đối diện với tường bê tông bao 4 phía. Ban đầu, Mali sống cùng 2 chú voi khác nhưng chúng đã chết không lâu sau đó.


Voi Mali thuộc giống voi châu Á.

Trải qua hơn 40 năm sống trong lồng nhốt, Mali không hề có ai để bầu bạn. Mặc dù bên trong chuồng bê tông có vài quả bóng hay một chiếc lốp xe làm đồ chơi tiêu khiển, có một chút nước để đùa nghịch, tường vẽ cây cối nhưng cuộc sống trong không gian hạn hẹp đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tinh thần của Mali.

Các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu động vật quan sát Mali có nhiều biểu hiện khá bất ổn như không ngừng đi tới đi lui, bồn chồn hoặc đôi khi đứng bất động. Năm 2012, chuyên gia về voi Henry Richardson tiết lộ Mali mắc bệnh về chân - căn bệnh của những con vật bị giam cầm, do phải sống quá lâu trên sàn bê tông, thay vì sống trong môi trường tự nhiên.


Một ngày, Mali ăn 150kg cỏ, rau và trái cây.

Tuy nhiên, trái với những cáo buộc như vậy, kết quả xét nghiệm máu năm 2018 lại cho thấy Mali thực sự khá khỏe mạnh so với độ tuổi của nó. Theo giải thích của các nhân viên sở thú, Mali đã được áp dụng chế độ ăn kiêng. Một ngày, Mali ăn 150kg cỏ, rau và trái cây. Là con voi duy nhất của sở thú nên Mali được theo dõi 24 giờ/ngày và chăm sóc cẩn thận.

Đã có nhiều kiến nghị của nhiều tình nguyện viên chăm sóc động vật về việc nên cho voi Mali "nghỉ hưu" và trở lại không gian sống thiên nhiên trước đây của nó nhưng đại diện phát ngôn của Mạng lưới về động vật (NFA) cho rằng: "Voi Mali đã sống trong vườn thú của Manila 40 năm, những người chăm sóc Mali đều yêu nó và tôi chắc hẳn Mali cũng yêu họ. Họ giống như một gia đình vậy".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"

Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 31/03/2025
Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News