Đang "đánh chén", sư tử phải bỏ chạy tháo thân khi gặp loài vật này
Linh cẩu sống trong một xã hội phức tạp và có những quy tắc phức tạp không kém. Chúng được đánh giá là thông minh và nguy hiểm hơn các loài ăn thịt khác, thậm chí cả sư tử.
(Video: Maasai Sighting).
Linh cẩu có lẽ là mối đe dọa lớn nhất với sư tử trên thảo nguyên. Mặc dù những "kẻ ăn chực" này có kích thước nhỏ hơn, nhưng chúng không hề kém hung dữ, và gần như luôn chiếm được ưu thế về số lượng.
Trong đoạn video ngắn được ghi lại ở Công viên Quốc gia Kruger, hai con sư tử đang mải mê đánh chén con mồi của chúng bên một hồ nước, thì bị đàn linh cẩu bao vây.
Ban đầu, sư tử cố gắng dùng sức mạnh để thị uy những kẻ đến sau. Một con cái đã lao thẳng vào giữa đàn linh cẩu và khiến chúng hoảng sợ trong giây lát.
Tuy nhiên, đàn linh cẩu nhanh chóng lấy lại được sức ép. Chúng thiết lập vòng vây và cho thấy mình sẵn sàng tấn công cả sư tử nếu như cần thiết.
Trước sự liều lĩnh và số lượng đông đảo của bầy linh cẩu, hai con sư tử đành phải bỏ chạy thoát thân, bỏ lại con mồi phía sau.
Góc quay hướng về một con sư tử khi nó chứng kiến bầy linh cẩu háu đói xé xác con mồi. Con vật chỉ biết nhìn dõi theo một cách đầy ngao ngán, trước khi quay trở lại với bầy của nó.
Linh cẩu có thể được coi là khắc tinh số 1 của sư tử trên thảo nguyên, do chúng thường xuyên xung đột để bảo vệ, hoặc chiếm lấy nguồn thức ăn (Ảnh: Getty).
Linh cẩu là loài ăn thịt phổ biến nhất ở châu Phi. Có bốn loài linh cẩu: nâu, đốm, sọc và loài linh cẩu sói ít được biết đến. Trong khi linh cẩu đốm là loài lớn nhất, tất cả các loài linh cẩu đều có đầu lớn, bộ hàm khỏe và chân trước dài.
Là những kẻ săn mồi nhạy bén, tinh ranh, loài vật này chủ yếu theo sau sư tử, báo..., rồi chiếm lấy thức ăn của chúng để sinh tồn. Trong các cuộc đụng độ kể trên, linh cẩu hiếm khi bị bỏ mạng bởi bản tính liều lĩnh, hàm răng sắc nhọn và áp đảo đối phương về số lượng.
Với sự tinh ranh sẵn có kết hợp với sức mạnh bầy đàn, linh cẩu luôn là mối đe dọa thường trực trên thảo nguyên với các loài động vật khác. Khi đụng độ với chúng, các loài thú sẽ có xu hướng e dè rút lui để bảo toàn tính mạng.
Các nhà nghiên cứu động vật điều tra trí thông minh của linh cẩu vẫn đang cố gắng tìm ra giới hạn của nó. Linh cẩu sống trong một xã hội phức tạp và có những quy tắc phức tạp không kém. Chúng được đánh giá là thông minh và nguy hiểm hơn các loài ăn thịt khác, thậm chí cả sư tử.

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?
Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn
Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).
