Cầu đá nghìn nhịp lộ diện khi hồ Bà Dương khô hạn bất thường
Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc khô cạn bất thường khiến cây cầu đá Qianyan 400 năm tuổi phát lộ hoàn toàn trên đáy hồ nứt nẻ.
Hồ Bà Dương cạn trơ đáy tại nơi có cây cầu Qianyan bắc qua. (Video: Xinhua)
Qianyan là cây cầu đá dài nhất bắc qua mặt hồ ở Trung Quốc. Nó nằm trên hồ Bà Dương ở huyện Đô Xương, tỉnh Giang Tây. Công trình dài tổng cộng 2.657 m với gần 1.000 nhịp. Nó đã tồn tại suốt 400 năm từ thời nhà Minh và ngày nay là một hiện vật lịch sử quan trọng.
Cầu thường chìm trong nước vào mùa mưa và chỉ nhô lên bề mặt khi mực nước giảm xuống dưới 10,5 m. Những cảnh quay được Xinhua chia sẻ hôm 30/8 cho thấy nó đã phát lộ hoàn toàn khi hồ Bà Dương khô cạn bất thường.
Qianyan là cây cầu đá dài nhất bắc qua mặt hồ ở Trung Quốc.
Hồ Bà Dương nằm ở phía tây bắc tỉnh Giang Tây là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Diện tích bề mặt hồ biến động đáng kể giữa mùa mưa và mùa khô, nhưng có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Vào mùa mưa, hồ có thể bao phủ một khu vực rộng tới 3.500km2.
Năm nay, do nắng nóng kỷ lục kéo dài hơn 70 ngày trên khắp lưu vực sông Trường Giang, hồ Bà Dương đã thu nhỏ sớm hơn thông thường. Theo báo cáo hôm 24/8, diện tích hồ chỉ còn bằng 1/5 so với cách đó vài tháng. Hoạt động khai thách cát cũng góp phần khiến mực nước hạ thấp bất thường trong những thập kỷ gần đây.
Không chỉ là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng, hồ Bà Dương còn là khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, nơi sinh sống của hơn 300 loài chim di cư. Vào mùa đông, có tới 90% quần thể sếu trắng Siberia cư trú tại đây.

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng
Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%
Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".
