Cây cổ thụ sống sót qua vụ thả bom nguyên tử Hiroshima

Một số loài cây như dương liễu, long não, cây hồng, bạch đàn… vẫn trụ vững và mọc chồi non dù từng chịu nhiều vết sẹo do sức mạnh của quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.

Khi một quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II, phần lớn sự sống trong thành phố bị hủy diệt. Khoảng 140.000 người tử vong và hơn 60.000 tòa nhà bị phá hủy trong tích tắc. Tuy nhiên, giữa đống đổ nát, bất chấp nghịch cảnh, một số cây cối ở trung tâm vụ ném bom vẫn sống sót, trở thành nhân chứng thầm lặng cho sức mạnh của vũ khí hạt nhân, theo IFL Science.

Cây cổ thụ sống sót qua vụ thả bom nguyên tử Hiroshima
Cây bạch đàn hàng chục năm tuổi cạnh lâu đài Hiroshima cách tâm vụ ném bom 740m. Cây vẫn sống sót dù lâu đài đã bị phá hủy. (Ảnh: Wikimedia).

Trong công viên mọc đầy cỏ dọc sông Honkawa ở quận Naka-ku, một cây dương liễu (Salix babylonica) được trồng từ lâu trước Thế chiến II, nằm cách tâm điểm vụ ném bom chỉ 370 m. Cầu Aioi hình chữ T khác thường được chọn làm mục tiêu ném bom do hình dáng đặc trưng khi nhìn từ trên cao. Dù thân cây bị gãy do sức công phá của quả bom Little Boy, nó vẫn tồn tại cho tới ngày nay, thậm chí mọc nhiều chồi non từ gốc cây.

Green Legacy Hiroshima là một nhóm cư dân, nhà khoa học và chính trị gia chuyên kỷ niệm những cây xanh sốt sót sau sự kiện ném bom nguyên tử xuống thành phố. "Tôi nhận ra cây cối cực kỳ quan trọng bởi chúng có thể được sử dụng để nêu bật nhiều vấn đề, bao gồm lịch sử và môi trường tự nhiên, phản đối chiến tranh và hy vọng hủy bỏ vũ khí hạt nhân", tiến sĩ Nassrine Azimi, cố vấn cao cấp ở Viện tập huấn và nghiên cứu Liên Hợp Quốc kiêm nhà đồng sáng lập tổ chức Green Legacy Hiroshima cùng với Tomoko Watanabe, cho biết.

Những cây sống sót sau thảm họa ném bom được gọi là hibakujumoku. Tổ chức Green Legacy Hiroshima lập danh sách 62 cây hibakujumoku ở Hiroshima. Cùng với nhiều cây dương liễu, danh sách còn bao gồm một loạt loài khác như cây long não khổng lồ, cây hồng, bạch đàn và cây anh đào Yoshino.

Một sáng kiến tương tự cũng diễn ra ở Nagasaki, thành phố khác của Nhật Bản bị ném bom nguyên tử vào tháng 8/1945. Mang tên dự án Nagasaki Kusunoki, nhóm phục trách cho biết có ít nhất 50 cây hibakujumoku trong bán kính 4 km từ tâm vụ ném bom. Nhiều cây sống sót có vết sẹo do lực công phá của quả bom, hỏa hoạn hoặc bụi phóng xạ bao trùm thành phố. Tuy nhiên, chúng vẫn trụ vững qua năm tháng. Cây cối có khả năng chịu phóng xạ tương đối bền bỉ. Những loài cây dẻo dai như cây bạch dương có thể chịu lượng phóng xạ 50 Gy mà hầu như không tổn hại, trong khi con người có thể chết nếu tiếp xúc với lượng phóng xạ chỉ một con số.

Một mục tiêu của tổ chức Green Legacy Hiroshima là chuyển hạt giống và cây non của hibakujumoku tới những nơi khác trên thế giới, bao gồm Mỹ và Anh. Họ ước tính hậu duệ của những cây sống sót sau vụ ném bom hạt nhân đang phát triển ở ít nhất 40 nước trên khắp thế giới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thú vị: Ong

Phát hiện thú vị: Ong "bắt tay" nhau chơi Lego

Nghiên cứu cho thấy trí thông minh của loài ong thậm chí vượt xa chúng ta tưởng.

Đăng ngày: 14/05/2024
Cùng ngắm những chùm hoa cuối cùng ở vùng cực thế giới

Cùng ngắm những chùm hoa cuối cùng ở vùng cực thế giới

Chùm cây anh túc Bắc Cực cố gắng sinh tồn trước thời tiết khắc nghiệt. Các nhà khoa học tìm thấy chúng ở nơi chỉ cách cực Bắc thế giới khoảng 51cm về phía Nam.

Đăng ngày: 14/05/2024
Rừng nguyên sinh Australia chết hàng loạt do hạn hán và biến đổi khí hậu

Rừng nguyên sinh Australia chết hàng loạt do hạn hán và biến đổi khí hậu

Cuối tháng 4 vừa qua, một loạt các bang tại Australia như Queensland, New South Wales, Tasmania, Tây Australia... đều báo cáo tình trạng rừng nguyên sinh chết hàng loạt bởi nhiều lý do.

Đăng ngày: 11/05/2024
Ong bắp cày vô đối cỡ nào khi chỉ cần 30 con cũng đủ để

Ong bắp cày vô đối cỡ nào khi chỉ cần 30 con cũng đủ để "dọn sạch" 30.000 ong mật chỉ trong 3 giờ

Ong bắp cày là loài ong có nguồn gốc từ Châu Á, sở hữu sức mạnh và độ hiếu chiến đến kinh ngạc.

Đăng ngày: 08/05/2024
CO₂ càng nhiều, virus lây càng nhanh

CO₂ càng nhiều, virus lây càng nhanh

Một nghiên cứu mới cho thấy việc giữ nồng độ CO₂ ở mức thấp sẽ giúp giảm tải lượng virus truyền nhiễm trong không khí.

Đăng ngày: 08/05/2024
Khám phá những điều có thể bạn chưa biết về loài ong

Khám phá những điều có thể bạn chưa biết về loài ong

Qua những bức ảnh, chúng ta thấy được vẻ đẹp của loài ong và tầm quan trọng của chúng đối với hệ sinh thái.

Đăng ngày: 07/05/2024
Los Angeles thả 20.000 muỗi đực để diệt muỗi vằn

Los Angeles thả 20.000 muỗi đực để diệt muỗi vằn

Nhà chức trách Los Angeles đang dùng muỗi đực chiếu bức xạ triệt sản để diệt quần thể muỗi vằn gieo rắc bệnh truyền nhiễm.

Đăng ngày: 07/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News