Cùng ngắm những chùm hoa cuối cùng ở vùng cực thế giới

Chùm cây anh túc Bắc Cực cố gắng sinh tồn trước thời tiết khắc nghiệt. Các nhà khoa học tìm thấy chúng ở nơi chỉ cách cực Bắc thế giới khoảng 51cm về phía Nam.

Cùng ngắm những chùm hoa cuối cùng ở vùng cực thế giới
Inuit Qeqertaat hay đảo Kaffeklubben
là một dải sỏi màu xám đen trên bờ biển phía Bắc Greenland. Các nhà thám hiểm Đan Mạch đầu thế kỷ XX đã đặt tên cho vùng đất này, theo National Geographic. Trong quá trình khảo sát để tìm ra những loài sinh vật có thể sống giữa vùng đất đá này, các nhà nghiên cứu biến đổi khí hậu và nhóm của nhà thám hiểm Brian Buma từ National Geographic đã tìm thấy một loài rêu phổ biến (tortula mucronifolia), một cây anh túc Bắc Cực màu vàng và loài papaver radicatum (thuộc họ hoa anh túc), mọc chỉ cách rêu vài cm về phía Nam.

Cùng ngắm những chùm hoa cuối cùng ở vùng cực thế giới
Brian Buma thu thập mẫu từ các lớp khác nhau của sông băng Bắc Cực. Khu vực này được coi là "sa mạc băng" của thế giới với lượng mưa rất ít. Các mẫu ở sông băng thể hiện lượng tuyết rơi trong nhiều năm.

Cùng ngắm những chùm hoa cuối cùng ở vùng cực thế giới
Tại đây, nhà khảo cổ học người Greenland Aka Simonsen cũng phát hiện ra một vòng đá Inuit khoảng 700 năm tuổi, có thể là di tích khảo cổ cực Bắc.

Cùng ngắm những chùm hoa cuối cùng ở vùng cực thế giới
Aka Simonsen chuẩn bị rời trại cùng Brian Buma đúng lúc thời tiết bắt đầu chuyển mùa. Chỉ sau vài giờ đến hòn đảo cực Bắc, đoàn rời đi, dự định sẽ quay lại vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, việc trở lại trở nên khó khăn sau vài ngày thời tiết xấu chuyển thành bão, mang theo gió mạnh và mưa lớn. Cơn bão tháng 7 đổ gần một mét tuyết và lượng tuyết rơi lên tới vài mét. Điều kiện khắc nghiệt khiến cả đội phải ở lại căn cứ của họ trong một tuần.

Cùng ngắm những chùm hoa cuối cùng ở vùng cực thế giới
Trong ảnh là một loài cây anh túc Bắc Cực đơn độc nằm gần bờ biển của Inuit Qeqertaat.
Nhà thám hiểu của National Geographic nhìn thấy chúng ngay sau chùm hoa anh túc nêu trên. Từ đó, họ đưa ra kết luận anh túc mọc rải rác ở rìa phía Bắc cùng với một vài cây cỏ tai hổ tím (saxifraga oppositifolia).  Cùng ngắm những chùm hoa cuối cùng ở vùng cực thế giới
Một cây anh túc Bắc Cực phát triển mạnh trên bờ biển phía Bắc của Greenland. Hầu hết thực vật tại khu vực này sẽ mọc thành bụi, "nương tựa" vào nhau để bảo vệ chính mình khỏi thời tiết khắc nghiệt. Giống như một đĩa vệ tinh, chúng sẽ từ từ quay theo mặt trời. Trong chuyến thám hiểm, các nhà khoa học tìm thấy bụi anh túc này cách điểm cực Bắc của Trái đất khoảng 20 inch (51 cm) về phía Nam.

Cùng ngắm những chùm hoa cuối cùng ở vùng cực thế giới
Cỏ tai hổ tím (saxifraga oppositifolia)
. Đây là thực vật có hoa phát triển cao nhất châu Âu, theo National Geographic.

Cùng ngắm những chùm hoa cuối cùng ở vùng cực thế giới
Một loại cây thuộc họ cẩm chướng mọc xuyên qua tuyết
. Giống như nhiều loài thực vật khác được tìm thấy ở Bắc Cực, thân lông giúp bảo vệ chúng khỏi nhiệt độ lạnh khắc nghiệt.

Cùng
Một nhà khoa học xác định rêu và các hệ thực vật Bắc Cực nhỏ bé khác qua kính lúp cầm tay cỡ nhỏ. Ông xem xét từng chi tiết để tìm yếu tố giúp chúng thích nghi với thời tiết lạnh, chẳng hạn những sợi lông nhỏ phủ bên ngoài thân cây.

Cùng
Các nhà khoa học có thể sử dụng bản đồ kỹ thuật số chi tiết, lập biểu đồ để nhận biết hệ sinh thái đang thay đổi như thế nào khi Trái đất ấm lên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Rừng nguyên sinh Australia chết hàng loạt do hạn hán và biến đổi khí hậu

Rừng nguyên sinh Australia chết hàng loạt do hạn hán và biến đổi khí hậu

Cuối tháng 4 vừa qua, một loạt các bang tại Australia như Queensland, New South Wales, Tasmania, Tây Australia... đều báo cáo tình trạng rừng nguyên sinh chết hàng loạt bởi nhiều lý do.

Đăng ngày: 11/05/2024
Ong bắp cày vô đối cỡ nào khi chỉ cần 30 con cũng đủ để

Ong bắp cày vô đối cỡ nào khi chỉ cần 30 con cũng đủ để "dọn sạch" 30.000 ong mật chỉ trong 3 giờ

Ong bắp cày là loài ong có nguồn gốc từ Châu Á, sở hữu sức mạnh và độ hiếu chiến đến kinh ngạc.

Đăng ngày: 08/05/2024
CO₂ càng nhiều, virus lây càng nhanh

CO₂ càng nhiều, virus lây càng nhanh

Một nghiên cứu mới cho thấy việc giữ nồng độ CO₂ ở mức thấp sẽ giúp giảm tải lượng virus truyền nhiễm trong không khí.

Đăng ngày: 08/05/2024
Khám phá những điều có thể bạn chưa biết về loài ong

Khám phá những điều có thể bạn chưa biết về loài ong

Qua những bức ảnh, chúng ta thấy được vẻ đẹp của loài ong và tầm quan trọng của chúng đối với hệ sinh thái.

Đăng ngày: 07/05/2024
Los Angeles thả 20.000 muỗi đực để diệt muỗi vằn

Los Angeles thả 20.000 muỗi đực để diệt muỗi vằn

Nhà chức trách Los Angeles đang dùng muỗi đực chiếu bức xạ triệt sản để diệt quần thể muỗi vằn gieo rắc bệnh truyền nhiễm.

Đăng ngày: 07/05/2024
Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét

Loài muỗi có tên khoa học là Anopheles Coluzzii này chứa virus có độc lực cao, có thể sống trong các điều kiện cực kỳ khô cằn và phát triển mạnh ở cả môi trường nông thôn lẫn thành thị.

Đăng ngày: 06/05/2024
Cách phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu

Cách phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu

Các nhà khoa học Việt mới đây đã giải trình tự gene để phân biệt sâm Lai Châu và Ngọc Linh nhằm tránh nhầm lẫn, giả mạo.

Đăng ngày: 06/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News